Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch: Phân loại, quy trình và nguyên tắc thực hiện

Hầu hết chúng ta đều từng nghe đến thuật ngữ truyền đạm, truyền nước biển, truyền vitamin,... mỗi khi bản thân hay có người thân bị ốm. Đó đều là những kỹ thuật truyền dịch trong y tế. Truyền dịch được chỉ định rộng rãi tại các bệnh viện, phòng khám, trung tâm y tế,... Vậy truyền dịch là gì? Khi nào nên thực hiện truyền dịch? Quy trình truyền dịch cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm thông tin hữu ích về kỹ thuật này.

Khái quát chung về kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch

Truyền dịch là gì?

Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch là phương pháp đưa khối lượng dung dịch vào cơ thể một bằng đường tĩnh mạch thông qua kim truyền hoặc ống dẫn (catheter). Kỹ thuật này giúp dịch truyền được đưa trực tiếp vào máu một cách nhanh chóng và chính xác. Từ đó giúp tăng cường sức khỏe và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch: Phân loại, quy trình và nguyên tắc thực hiện 1
Truyền dịch được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở y tế

Mục đích của việc truyền dịch

Chúng ta đều biết nước và chất vô cơ đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Khi tình trạng rối loạn nước và chất vô cơ xảy ra, cơ thể sẽ phải chịu nhiều hậu quả nghiêm trọng. Trong những trường hợp này, truyền dịch tĩnh mạch sẽ là giải pháp hiệu quả và an toàn nhất giúp cân bằng nước và điện giải cho cơ thể.

Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch nhằm:

Khi nào nên truyền dịch?

Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch thường được áp dụng trong những trường hợp như:

Mặc dù truyền dịch tĩnh mạch mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng nên áp dụng phương pháp này. Với những người bị suy tim, cao huyết áp, phù phổi cấp,... thì không nên tự ý truyền dịch tại nhà mà cần có chỉ định của bác sĩ và theo dõi tại các cơ sở y tế.

Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch: Phân loại, quy trình và nguyên tắc thực hiện 2
Kỹ thuật truyền dịch cần được thực hiện bởi người có chuyên môn

Phân loại dịch truyền

Dịch truyền dùng trong kỹ thuật truyền dịch thường là các dung dịch hòa tan gồm nhiều chất khác nhau. Trong đó, hầu hết thành phần dung môi trong dịch truyền nước cất. Có khoảng 20 loại dịch truyền và được chia thành 3 nhóm gồm:

Ngoài ra, dịch truyền còn được phân loại theo dung dịch đẳng trương, ưu trương và dung dịch có phân tử lượng lớn.

Quy trình và các nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện truyền dịch

Theo các chuyên gia, có tới hơn 90% người bệnh nội trú được chỉ định truyền dịch tĩnh mạch. Ngoài ra còn rất nhiều trường hợp tự truyền dịch tại nhà theo nhu cầu. Để đảm bảo an toàn, khi thực hiện kỹ thuật truyền dịch cần tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

Kỹ thuật truyền dịch tĩnh mạch: Phân loại, quy trình và nguyên tắc thực hiện 3
Tuân thủ các nguyên tắc và quy trình truyền dịch sẽ đảm bảo an toàn cho người bệnh, giảm nguy cơ biến chứng

Quy trình truyền dịch tĩnh mạch thường được thực hiện theo các bước dưới đây:

Tóm lại, truyền dịch là phương pháp mang lại nhiều lợi ích trong hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, ngoài lợi ích nó cũng có thể gây nguy hiểm nếu thực hiện kỹ thuật truyền dịch không đảm bảo. Một số biến chứng có thể xảy ra như dị ứng, tắc nghẽn, thoát mạch, nhiễm khuẩn huyết, di lệch,... Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về truyền dịch và tránh lạm dụng truyền dịch tại nhà để giảm thiểu hệ lụy đối với sức khỏe.

Xem thêm:

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cach-rut-ong-truyen-nuoc-a56987.html