Ăn mì tôm có béo không? 5 cách ăn mì tôm không tăng cân

Mì tôm, hay mì gói ăn liền là món ăn tiện lợi và dễ “gây nghiện” vì hương vị đa dạng. Tuy nhiên, không ít người lo lắng ăn mì tôm có thể gây tăng cân và béo phì. Để hiểu rõ hơn “ăn mì tôm có béo không?” mời bạn đọc qua bài viết sau.

Để giải đáp thắc mắc “ăn mì có mập không?”, chúng ta cần xem xét lượng calo trong mì tôm và chế độ ăn uống ảnh hưởng đến quá trình tăng cân. Ngoài ra, cách ăn mì tôm ăn liền lành mạnh cũng sẽ hạn chế việc bạn bị tăng cân khi ăn mì tôm.

Lượng calo bạn cần và lượng calo trong mì tôm

Trước khi trả lời cho thắc mắc “ăn mì tôm có béo không?”, việc hiểu rõ lượng calo cơ thể cần nạp mỗi ngày và lượng calo có trong mì tôm, mì tôm sống sẽ giúp ích cho bạn.

Theo khuyến nghị, nam giới trưởng thành nên nạp khoảng 2,200 calo qua việc ăn uống mỗi ngày. Nữ giới 50-60kg trung bình cần nạp vào cơ thể 1,800 calo trong chế độ ăn thường ngày.

Tuy nhiên, lượng calo tiêu thụ của từng người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: Cân nặng, giới tính, độ tuổi, cường độ vận động, tình trạng sức khỏe. Bạn có thể tính lượng calo khuyến nghị của riêng mình bằng công cụ xác định nhu cầu calo hàng ngày của Hello Bacsi nhé!

1 gói mì bao nhiêu calo?

ăn mì tôm có béo không

So sánh với những loại tinh bột khác như cơm trắng, cơm gạo lứt hoặc khoai lang, lượng calo như sau:

Có thể thấy so với những nguồn tinh bột khác, lượng calo trong mì ăn liền cao hơn hẳn vì là tinh bột tinh chế. So với nhu cầu calo tiêu thụ hàng ngày , thì calo trong gói mì chiếm khoảng 1/5 cũng đáng kể gần bằng 1 bữa ăn chính.

Ăn mì tôm có béo không?

Vì lượng calo có trong mì tôm thấp hơn so với nhu cầu năng lượng thường ngày của chúng ta với câu hỏi “ăn mì tôm có béo không?”, câu trả lời là KHÔNG nếu bạn biết cách ăn và chỉ ăn khi thèm (1-2 gói/tuần), đồng thời kiểm soát được năng lượng nạp vào không lớn hơn năng lượng cần cho hoạt động thường ngày. Tuy vậy, thói quen ăn mì tôm thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh vẫn có thể khiến bạn dần tăng cân vì những lý do sau đây:

Ăn mì tôm ban đêm có béo không?

Nếu bạn ăn mì tôm vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ, thì năng lượng nạp vào dự trữ dạng mỡ vì khi này chúng ta tiêu hao năng lượng rất ít, không hoạt động nhiều vào ban đêm. Song, nếu lượng calo nạp vào khi ăn uống thấp hơn lượng calo tiêu hao, bạn sẽ không bị béo lên.

Vậy, ăn mì tôm đêm có béo không? Ăn mì tôm ban đêm không khiến bạn tăng cân ngay lập tức, nhưng nó có thể khiến bạn hình thành thói quen ăn khuya. Đây mới là tác nhân chính khiến bạn béo lên.

Ăn mì tôm sống có béo không? Câu trả lời là không nếu bạn chỉ ăn một lượng vừa phải và không ăn thường xuyên. Ngược lại, ăn uống không kiểm soát, đặc biệt là ăn mì tôm hàng ngày, hoàn toàn có thể khiến bạn tăng cân và tích mỡ.

Cách ăn mì tôm không béo

ăn mì tôm có béo không

Bạn đã có câu trả lời cho thắc mắc: “Ăn mì tôm có béo không?” hay “Ăn mì ăn liền có mập, có tăng cân không?” Về bản chất, ăn mì ăn liền không khiến cho bạn béo lên, quan trọng là bạn biết cách ăn và kiểm lượng calo nạp vào mỗi ngày. Bạn chỉ bị tăng cân và thiếu chất nếu ăn mì sai cách.

Để ăn mì tôm, mì gói một cách lành mạnh, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  1. Kiểm soát khẩu phần ăn uống. Bạn cần lên kế hoạch ăn uống hợp lý và không ăn mì tôm quá thường xuyên. Đồng thời, không ăn quá 2 gói mì trong một bữa ăn.
  2. Hạn chế thêm dầu mỡ trong món mì gói. Mì tôm đã chứa một lượng chất béo bão hòa, việc dùng thêm dầu để chế biến món ăn này có thể gia tăng lượng calo bạn nạp vào cơ thể. Có thể không dùng dầu ăn hoặc thay thế dầu ăn của mình 1/2 muỗng cà phê
  3. Hãy chần sơ mì tôm trước khi chế biến. Việc này có thể giảm bớt lượng chất béo có sẵn trong món mì tôm của bạn.
  4. Bổ sung thêm rau xanh và protein cho bữa ăn của bạn. Chất đạm và chất xơ là hai dưỡng chất giúp bạn no lâu và ít thèm ăn vặt hơn. Đồng thời, thực phẩm tươi sẽ giúp bạn bổ sung thêm những dưỡng chất mà mì tôm không thể cung cấp cho cơ thể.
  5. Điều chỉnh tần suất ăn mì tôm. Để giảm cân và duy trì cân nặng hiệu quả bạn không nên ăn mì tôm hàng ngày. Để giảm cân, bạn nên dùng carbohydrate nguyên cám trong chế độ ăn chứ không phải mì gói ăn liền, một loại carbohydrate tinh chế.
  6. Hạn chế ăn mì tôm vào ban đêm. Nếu muốn giảm cân lành mạnh, thay vì ăn mì tôm như một món ăn khuya, bạn nên chọn những món ăn vặt lành mạnh. Tốt nhất, bạn nên ăn mì tôm có thêm rau xanh và đạm bổ sung vào bữa sáng hoặc bữa trưa.
  7. Nên bỏ ½ - ⅔ gói muối để tránh quá mặn và giảm lượng muối đối với những người giảm muois trong chế độ ăn

Lưu ý khi ăn mì ăn liền

Ăn mì tôm có tốt không? Mì tôm dù phổ biến và tiện lợi nhưng chúng thể có những tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu ăn không đúng cách. Dưới đây là một số tác động tiêu cực của mì gói ăn liền bạn nên biết:

Kết luận

Với những thông tin trên, mì tôm không phải là nguyên nhân chính gây tăng cân. Vì thế nếu bạn hỏi: “Ăn mì tôm có béo không?”, câu trả lời là không. Tuy nhiên, sự tiện lợi và hương vị hấp dẫn của mì gói ăn liền có thể khiến bạn mất kiểm soát và ăn nhiều hơn.

Thói quen ăn mì tôm thay thế cho chế độ ăn uống lành mạnh, thiếu chất dinh dưỡng và giàu chất béo có thể dẫn đến tăng cân và tích mỡ theo thời gian. Vì thế, bí quyết ăn mì tôm không béo chính là: ăn uống cân bằng và dinh dưỡng kết hợp với lối sống lành mạnh.

Bài viết đã lý giải cho bạn: “ăn mì tôm có béo không?” và “1 gói mì ăn liền bao nhiêu calo?”. Nếu bạn có những băn khoăn khác, hãy tham gia Cộng đồng Ăn uống lành mạnh để nhận được lời khuyên của chuyên gia về những thông tin dinh dưỡng trên cơ sở khoa học!

[embed-health-tool-bmi]

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/an-mi-tom-co-beo-khong-a57207.html