Mùa măng cụt tháng mấy? Mùa măng cụt thường sẽ bắt đầu vào từ tháng 11 đến tháng 12 (Âm lịch). Măng cụt khi ra hoa để thu hoạch sẽ mất khoảng 5 tháng.
Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn Mùa măng cụt tháng mấy? Mời bạn cùng tìm hiểu bài viết bên dưới của Vựa Trái Cây Giá Rẻ nhé!
Mùa măng cụt thường sẽ bắt đầu vào từ tháng 11 đến tháng 12 (Âm lịch). Măng cụt khi ra hoa để thu hoạch sẽ mất khoảng 5 tháng.
Sau khi hái xuống, măng cụt sẽ được phân thành 3 loại phụ thuộc vào kích cỡ, tình trạng chín và độ “đẹp” của vỏ, sau đó dán nhãn độc quyền và được thương lái thu mua.
Đặc biệt là măng cụt khi ra hoa sẽ không thành từng chùm mà mỗi cành chỉ nở một bông, rồi mỗi bông chỉ đậu được một trái nên năng suất măng cụt sẽ thấp hơn những loại trái cây khác.
Măng cụt khi chín có thể ăn ngay hoặc chế biến thành sinh tố và kem. Ngoài ra, đây cũng là nguyên liệu để chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, trong đó phải kể đến món gỏi tôm thịt và gỏi gà măng cụt nức lòng người.
Vị chua nhẹ, thơm giòn và mọng nước của măng cụt rất thích hợp để trộn gỏi, tạo nên hương vị chua chua ngọt ngọt hài hòa.
Xem thêm: Mùa mãng cầu xiêm tháng mấy
Măng cụt là một loại trái cây nhiệt đới, có vị hơi ngọt và chua. Loại quả này được tìm thấy đầu tiên ở Đông Nam Á và xuất hiện tại nhiều nước nhiệt đới khác. Măng cụt có màu tím đậm, vỏ cứng, phần thịt bên trong mọng nước màu trắng.
Cứ trong 100g măng cụt đóng hộp chứa các thành phần dinh dưỡng như:
Măng cụt giàu chất dinh dưỡng, do đó sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhưng việc tiêu thụ cần cân nhắc, không nên ăn quá nhiều. Bởi loại trái cây này có thể gây ra tác dụng phụ như mất ngủ, đau bụng, buồn nôn liên tục, chóng mặt, đau khớp,…
Trong 100g măng cụt có chứa 73kcal là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin K, kali và chất xơ. Nó không chỉ cung cấp năng lượng từ đường, mà còn chứa chất chống oxy hóa, tăng cường sức khỏe tim mạch, miễn dịch và tiêu hóa.
Măng cụt chứa một số chất dinh dưỡng khác như vitamin C và folate có tính chống oxy hóa cao. Ngoài ra, tiêu thụ măng cụt còn cung cấp xanthones - một hợp chất có khả năng chống oxy hóa mạnh.
Theo nghiên cứu đặc tính dược liệu của măng cụt, khả năng chống oxy hóa của xanthones giúp cơ thể chống lại phản ứng viêm, đái tháo đường, bệnh ung thư và lão hóa. Vì thế, măng cụt được xem như “nữ hoàng trái cây” giàu chất chống oxy hóa.
Xanthones trong măng cụt giúp giảm viêm và loại trái cây này cũng rất giàu chất xơ. Nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu chất xơ giúp đối phó với tình trạng viêm của cơ thể.
Hợp chất xanthones có trong măng cụt đã được nghiên cứu giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư. Xanthones là “ứng viên tiềm năng” giúp ngăn chặn sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư trong mô vú, dạ dày và phổi. Ngoài ra, hợp chất này còn làm chậm tiến triển của ung thư ruột kết và ung thư vú ở chuột.
Một nghiên cứu cho thấy khẩu phần ăn của những con chuột có bổ sung măng cụt tăng cân ít hơn so với những con chuột ở nhóm ngược lại.
Trong một nghiên cứu khác, những người bổ sung nước ép măng cụt hàng ngày có chỉ số BMI thấp hơn nhóm kiểm soát chuyển hóa chất béo và hạn chế tăng cân.
Xem ngay: Mùa cốm tháng mấy?
Các nghiên cứu tại phòng thí nghiệm đều cho thấy các hợp chất xanthone trong măng cụt có thể giúp bạn duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Bên cạnh đó, nguồn chất xơ dồi dào trong măng cụt cũng giúp ổn định lượng đường trong máu và cải thiện việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Chất xơ có trong măng cụt giúp tăng cường hệ vi sinh đường ruột và tăng cường khả năng miễn dịch. Hơn thế nữa, măng cụt chứa vitamin C có tính chống oxy hóa mạnh và cần thiết cho chức năng của các tế bào miễn dịch khác nhau.
Một nghiên cứu nhỏ trên người kéo dài 3 tháng cho thấy những người sử dụng 100 mg măng cụt hàng ngày có độ đàn hồi cao hơn trên da và ít tích tụ các hợp chất có hại góp phần gây lão hóa da.
Do đó, măng cụt được xem như là giải pháp cải thiện sức khỏe làn da được khuyên dùng.
Mong rằng qua bài viết trên đây của Vựa Trái Cây Giá Rẻ thì bạn đã biết được Mùa măng cụt tháng mấy? nhé!
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/mua-mang-cut-a57651.html