Sùi mào gà ở lưỡi: Nguyên nhân, hình ảnh, dấu hiệu và điều trị

Sùi mào gà ở lưỡi là những vết sưng tấy trên da, thường tự biến mất và không gây khó chịu khi vi-rút HPV lây qua đường tình dục. Vậy nguyên nhân, hình ảnh, dấu hiệu và điều trị sùi mào gà ở lưỡi như thế nào? Tìm hiểu với BS.CKI Trương Trọng Tuấn, Khoa Cấp cứu, BVĐK Tâm Anh TP.HCM trong bài viết bên dưới.

sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh gì?

Sùi mào gà ở lưỡi là bệnh lây qua đường tình dục do vi-rút u nhú ở người (Human papillomavirus, gọi tắt là HPV) gây ra, bệnh còn được biết đến với tên gọi mụn cóc sinh dục, bệnh mồng gà. Khoảng 80% phụ nữ có thể nhiễm vi-rút ít nhất một lần trong đời. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ ước tính rằng tất cả người Mỹ trưởng thành đều nhiễm vi-rút HPV ít nhất một lần trong đời.

Có hơn 150 loại HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục. Mỗi biến thể của virus tấn công các bộ phận cụ thể của da, từ bàn chân đến miệng. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của bệnh là những nốt gai nhỏ, nổi cộm lên ở lưỡi, mềm và không đau, chúng có màu đỏ tươi giống với màu niêm mạc hoặc màu đỏ của mào gà. Tuy nhiên, không phải tất cả mụn cóc ở lưỡi đều giống nhau, các chủng HPV khác nhau gây ra các mụn cóc ở miệng khác nhau. Một số dạng sùi mào gà (mụn cóc) ở lưỡi bao gồm: (1)

Sùi mào gà thông thường: loại mụn này phổ biến hơn ở trẻ em và có thể xuất hiện trên môi, nướu và lưỡi. Mụn cóc thông thường thường tự khỏi trong vòng 2 năm.

So với sùi mào gà vùng sinh dục, sùi mào gà ở miệng nguy hiểm hơn nhiều vì có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như ung thư cổ họng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi

Nguyên nhân gây sùi mào gà ở lưỡi là do nhiễm vi-rút HPV gây mụn cóc sinh dục. Một người có thể nhiễm vi-rút HPV từ các nguồn lây nhiễm khác nhau, bao gồm:

1. Quan hệ tình dục bằng đường miệng

Quan hệ tình dùng bằng đường miệng là nguyên nhân hàng đầu gây nhiễm vi-rút HPV, gây sùi mào gà. Mụn cóc ở lưỡi có thể phát triển sau khi thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng nếu bạn tình bị mụn cóc ở bộ phận sinh dục. Nếu bạn tình bị nhiễm vi-rút qua đường miệng, sùi mào gà có thể lây qua tiếp xúc với vết loét ở miệng. (2)

quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà
Quan hệ tình dục không an toàn là nguyên nhân dẫn đến sùi mào gà

2. Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị nhiễm

Nếu vô tình chạm tay vào mụn cóc bằng tay rồi đưa phần đó vào miệng, có thể phát triển mụn cóc trên lưỡi. Ví dụ, nếu một người cắn móng tay, họ có thể đưa vi-rút mụn cóc từ ngón tay vào miệng. Nếu có vết cắt hoặc vết xước, vi-rút cũng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua vết nứt niêm mạc miệng hoặc da.

3. Sử dụng chung đồ dùng cá nhân

Khả năng bị lây vi-rút sùi mào gà do sử dụng chung đồ dùng cá nhân rất thấp. Người có miễn dịch yếu, nhiều bệnh nền nặng dễ lây nhiễm sùi mào gà gián tiếp qua sử dụng chung các vật dụng như: khăn mặt, son môi, bàn chải đánh răng,… với người bệnh.

4. Các yếu tố nguy cơ khác

Các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất gây ra bệnh sùi mào gà ở miệng là quan hệ tình dục bằng miệng hoặc tiếp xúc bằng miệng với người đã bị nhiễm HPV. Các nhà nghiên cứu vẫn đang cố gắng xác định đầy đủ các yếu tố nguy cơ khác làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV qua đường miệng, bao gồm một số yếu tố đã biết bao gồm: không sử dụng các phương pháp an toàn khi quan hệ tình dục bằng miệng. (3)

Phân loại sùi mào gà ở lưỡi

Sùi mào gà ở lưỡi sẽ được phân loại theo dạng, vị trí và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

1. Phân loại theo dạng

Dựa trên triệu chứng sùi mào gà ở lưỡi, có thể phân loại sùi mào gà ở lưỡi theo các dạng sau đây:

2. Phân loại theo vị trí

Dựa vào vị trí xuất hiện mụn cóc, có thể chia sùi mào gà ở lưỡi ra thành 3 loại: sùi mào gà đầu lưỡi, thân lưỡi và cuống lưỡi. Các loại sùi mào gà này chỉ khác nhau về vị trí, còn về bản chất, triệu chứng, hình dạng của các mụn cóc là như nhau.

3. Phân loại theo mức độ nghiêm trọng

Dựa trên mức độ và giai đoạn tiến triển của bệnh, sùi mào gà được chia thành 3 giai đoạn sau đây:

3.1 Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu rất khó nhận biết các triệu chứng, đa phần người bệnh mắc sùi mào gà giai đoạn đầu đề phát triển các nốt mụn nhỏ li ti như các hạt sần, chúng xuất hiện thưa thớt, rải rác khắp khoang miệng. Triệu chứng sùi mào gà ở miệng giai đoạn đầu gần giống với bệnh nhiệt miệng, khiến nhiều người chủ quan, không điều trị hoặc điều trị sai cách, khiến tình trạng nhiễm vi-rút ngày càng nặng, lâu dần bệnh tiến triển sang giai đoạn 2, giai đoạn phát triển.

3.2 Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn phát triển

Ở giai đoạn này, triệu chứng của bệnh được biểu hiện rõ hơn với các vết sần nổi cộm trên lưỡi, chúng có màu hồng nhạt tương tự màu lưỡi hoặc nào trắng như súp lơ. Đa phần trường hợp xuất hiện các vết sần không gây bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, do ma sát với thức ăn khi ăn uống, vết sần dễ chảy máu và mưng mủ.

3.2 Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn nặng

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn phát triển nếu không được điều trị kịp thời sẽ chuyển sang giai đoạn nặng nhất của bệnh. Khi này, các nốt sần hay mụn cóc đã phát triển với kích thước lớn, gây đau và ảnh hưởng đến cách lưỡi chuyển động. Một số trường hợp, sùi mào gà ở lưỡi bị tổn thương gây chảy máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và nhiễm trùng máu.

Các mụn cóc do sùi mào gà ở lưỡi có thể lan ra ngoài, gây tổn thương vùng da xung quanh miệng. Nếu không được điều trị, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng nặng nhất của sùi mào gà ở lưỡi là ung thư.

>>Xem thêm bài viết liên quan: Các vị trí ưa thích của sùi mào gà có thể bạn chưa biết

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Sùi mào gà ở lưỡi sẽ xuất hiện theo nhiều vị trí khác nhau:

1. Sùi mào gà quanh lưỡi

Sùi mào gà quanh lưỡi thường phát triển các triệu chứng tập trung quanh mép lưỡi, thường là những nốt mụn li ti, kích thước rất nhỏ. Khi ăn uống, các nốt mụn này ma sát vào thức ăn, nướu và răng dễ gây đau, khó chịu. Giai đoạn đầu có thể rất khó để nhìn thấy, tuy nhiên sau một thời gian không được điều trị sẽ phát triển thành các vết sần hoặc mụn cóc.

2. Sùi mào gà ở cuống lưỡi

Sùi mào gà ở cuống lưỡi thường là sự xuất hiện của các u nhú, tập trung ở chân lưỡi. Sùi mào gà cuống lưỡi có những triệu chứng rõ rệt như đau, ngứa, khó chịu khi ăn và nói. Khi các u nhú phát triển ngày càng lớn chèn ép khoang miệng có thể gây ngạt thở. Ở giai đoạn đầu, u nhú có kích thước nhỏ, nằm sâu trong cuống lưỡi nên rất khó nhận biết sớm.

3. Sùi mào gà ở dưới lưỡi

Sùi mào gà dưới lưỡi giai đoạn đoạn đầu có thể khó nhận biết vì chúng chưa gây bất kỳ triệu chứng khó chịu nào, người bệnh gần như không cảm nhận được sự xuất hiện của các nốt sần cho đến khi chúng phát triển to lên và có những dấu hiệu rõ rệt.

Phân biệt sùi mào gà ở lưỡi và bệnh nhiệt miệng

Sùi mào gà ở lưỡi thường xuất hiện dưới dạng mụn cóc, có thể xuất hiện nhiều lần. Tuy nhiên, sùi mào gà là sự phát triển của da, còn vết loét nhiệt miệng là một lỗ trên niêm mạc miệng hoặc lưỡi. Các vết loét nhiệt miệng (được gọi đúng là “loét áp-tơ”), không giống với sùi mào gà do vi-rút, nhiệt miệng được cho là không liên quan đến nhiễm vi-rút mà liên quan đến hệ miễn dịch hoặc chất gây kích ứng nhiều hơn.

>>Có thể bạn chưa biết: Hình ảnh nhận biết sùi mào gà ở môi

Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi qua từng giai đoạn

Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi qua từng giai đoạn ở mỗi người có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại HPV gây bệnh mà người bệnh mắc phải.

1. Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu

Dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có thể bao gồm các khối u nhỏ, cứng, sưng tấy,… hoặc cái nốt sần li ti, kích thước nhỏ, không gây khó chịu. Chúng có thể hơi nhô lên hoặc phẳng và có thể không đau. Trong hầu hết các trường hợp, hệ thống miễn dịch sẽ loại bỏ vi rút u nhú ở người (HPV) khỏi cơ thể trước khi nó có thể gây nhiễm trùng hoàn toàn và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng.

2. Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn 2

Ở giai đoạn 2, dấu hiệu sùi mào gà ở lưỡi dễ nhận biết hơn với sự hiện diện rõ rệt của các nốt sần. Chúng có thể xuất hiện với số lượng nhiều, kích thước lớn, tạo thành các mảng màu hồng nhẹ như màu niêm mạc hoặc màu trắng. Bình thường chúng không gây ngứa hay khó chịu, nhưng một vài trường hợp, các nốt sần có thể chảy máu sau khi ăn, dẫn đến tình trạng mưng mủ.

3. Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn 3

Sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn 3 là giai đoạn nặng nhất, tiềm ẩn nhiều biến chứng. Lúc này, các nốt sần do sùi mào gà đã phát triển lớn, khiến người bệnh gặp khó khăn trong ăn uống, nói chuyện hoặc dễ gây ngạt. Bên cạnh đó, các nốt sần này còn sưng đau rõ, kèm các triệu chứng lở loét, gây nhiễm trùng, thậm chí các nốt sần có thể lan ra ngoài khoang miệng, gây lở loét nghiêm trọng.

Sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không?

Sùi mào gà ở lưỡi không nguy hiểm ở giai đoạn đầu và giai đoạn 2. Bệnh rất dễ lây lan và tiến triển nhanh, cho nên cần được phát hiện và điều trị kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm. Nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, nốt sần hoặc mụn cóc phát triển lớn, gây đau và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, khi này, sùi mào gà ở lưỡi sẽ trở thành tình trạng nguy hiểm.

Biến chứng sùi mào gà ở lưỡi nếu không điều trị kịp thời

Biến chứng sùi mào gà ở lưỡi nếu không điều trị kịp thời bao gồm:

Các phương pháp chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi

Hiện phương pháp chẩn đoán sùi mào gà ở lưỡi chủ yếu dựa trên khám lâm sàng, khi bệnh đã tiến triển sang giai đoạn 2, xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Không có xét nghiệm nào có thể tìm ra những dấu hiệu đầu tiên của HPV qua đường miệng. Bác sĩ có thể tìm thấy các tổn thương do HPV ở miệng trong quá trình khám hoặc kiểm tra định kỳ.

sinh thiết mẫu mô nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đáng ngờ
Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết mẫu mô nếu người bệnh xuất hiện triệu chứng đáng ngờ

Tuy nhiên, hầu hết, xét nghiệm chỉ xác nhận vi-rút hiện diện ở những người đã có triệu chứng. Bác sĩ có thể yêu cầu lấy sinh thiết ở bất kỳ khu vực đáng ngờ nào. Họ có thể kiểm tra mẫu mô để xem liệu nó có phải là ung thư hay tiền ung thư hay không.

Sùi mào gà ở lưỡi điều trị như thế nào?

Sùi mào gà ở lưỡi điều trị bằng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật). Căn cứ vào tình trạng hiện tại của người bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc các phương án điều trị phù hợp. Các phương pháp điều trị sùi mào gà ở lưỡi bao gồm:

1. Điều trị bằng kháng sinh

Bác sĩ sử dụng kháng sinh tại chỗ (đường uống) hoặc toàn thân (tiêm) để ức chế sự phát triển của vi-rút HPV gây sùi mào gà và làm giảm triệu chứng của bệnh. Hiện một số loại kháng sinh được sử dụng trong điều trị sùi mào gà ở lưỡi bao gồm: Interferon alpha - 2b, Inosine pranobex, Cidofovir,… Tất cả đều được sử dụng dưới chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định về liều lượng. Một số loại thuốc điều trị sùi mào gà tiềm ẩn nguy cơ gây tác dụng phụ như lở loét hoặc hoại tử niêm mạc nếu không đáp ứng điều trị.

kháng sinh đường uống là 1 trong những biện pháp trị sùi mào gà
Kháng sinh đường uống là 1 trong những biện pháp trị sùi mào gà

2. Can thiệp ngoại khoa

Khi không đáp ứng điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ sẽ sử dụng các biện pháp can thiệp ngoại khoa như:

Hướng dẫn cách phòng ngừa sùi mào gà ở lưỡi

Không có cách nào có thể phòng ngừa tuyệt đối sùi mào gà ở lưỡi khi một người có các hoạt động tình dục. Một trong những cách tốt nhất để giảm nguy cơ phát triển vi-rút HPV là tiêm vắc xin. Tại Hoa Kỳ, vắc xin Gardasil 9 cung cấp khả năng bảo vệ gần như 100% chống lại các chủng vi-rút HPV liên quan đến các loại ung thư - cụ thể là vi-rút HPV 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.

Hiện tại, bác sĩ khuyến cáo những người từ 45 tuổi trở xuống nên tiêm vắc-xin ngừa HPV. Trẻ em thường được tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tháng, trong độ tuổi từ 11 - 12 tuổi. Thanh thiếu niên được tiêm liều vắc xin đầu tiên ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên sẽ phải tiêm 3 liều.

Quan trọng hơn, cần thực hiện các hoạt động tình dục an toàn, chung thủy để giảm nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục, trong đó có sùi mào gà ở lưỡi. Nếu vẫn có các hoạt động tình dục, bác sĩ khuyên nên đi xét nghiệm sàng lọc sùi mào gà 6 tháng/1 lần.

>>Có thể bạn quan tâm: Sùi mào gà kiêng ăn gì tránh cho bện tiến triển nặng?

Một số câu hỏi thường gặp

1. Sùi mào gà ở lưỡi có gây đau rát không?

Sùi mào gà ở lưỡi không gây đau rát hay bất kỳ triệu chứng khó chịu bào ở giai đoạn đầu. Khi đến giai đoạn 3, bệnh có thể phát triển các triệu chứng đau, nhức, nhiễm trùng ở lưỡi.

2. Sùi mào gà ở lưỡi ủ bệnh bao lâu?

Sùi mào gà ở lưỡi ủ bệnh từ 2 - 9 tháng, kể từ khi phơi nhiễm. Thời gian ủ bệnh của sùi mào gà ở lưỡi giai đoạn đầu có thể kéo dài trong 3 - 8 tuần.

3. Sùi mào gà ở lưỡi có lây không?

Sùi mào gà ở lưỡi có lây, bệnh dễ lây từ người sang người, lây trực tiếp qua quan hệ tình dục không an toàn bằng miệng, lây gián tiếp qua tiếp xúc với các đồ dùng cá nhân của người bệnh.

4. Sùi mào gà ở lưỡi có tự khỏi được không?

Sùi mào gà ở lưỡi có thể tự khỏi khi không được điều trị dù các triệu chứng của bệnh có thể biến mất qua một thời gian. Tuy nhiên, vi khuẩn HPV gây bệnh không thể biến mất khỏi cơ thể, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh có thể gây các biến chứng nguy hiểm.

Điều trị sùi mào gà giai đoạn ngay khi bệnh vừa phát triển ở giai đoạn sớm rất quan trọng. Vì bất kỳ mụn cóc nào do HPV phát triển trong miệng cũng làm tăng nguy cơ ung thư. Điều trị sùi mào gà tại BVĐK Tâm Anh TPHCM với đội ngũ bác sĩ điều trị là những chuyên gia, giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết vừa chia sẻ đã giúp bạn hiểu thêm về bệnh sùi mào gà ở lưỡi, nguyên nhân, hình ảnh, dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh. Nên thực hành tình dục an toàn, chung thủy để bảo vệ sức khỏe bản thân khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, trong đó có sùi mào gà ở lưỡi.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/hinh-anh-u-nhu-o-luoi-a58294.html