Vả

Cây vả từ rất lâu đời đã được tận dụng để làm dược liệu chữa bệnh. Cả phần quả, rễ và lá đều là vị thuốc góp tên trong nhiều bài thuốc, trong đó phần quả là được dùng phổ biến nhất. Quả vả thường được dùng trị các chứng như táo bón, kiết lỵ, lòi dom…

cây vả
Hình ảnh quả cây vả - Dược liệu gần giống với quả sung

Mô tả cây vả dược liệu

1. Đặc điểm thực vật

Cây vả là một loại cây gỗ có thân và cành tương đối lớn, cao khoảng 5 - 10m. Cây thường xanh nhưng nếu được trồng ở xứ lạnh thì vẫn sẽ bị rụng lá vào mùa Đông.

Lá cây có hình tim gần như tròn với kích thước lớn. Phiến lá khá to, mềm và có lông ở mặt dưới. Mép khía của lá răng không đều nhau, phần cuống lá khá dài và to.

Cụm hoa của cây thường mọc dày đặc trên thân hoặc trên cành già. Hoa đực sẽ có 4 cánh đài và 2 nhị, trong khi hoa cái chỉ có 3 cánh đài. Cụm hoa sẽ phát triển thành quả to có hình đầu dẹt.

Phần quả khi còn non sẽ có vỏ ngoài màu xanh kèm lông mịn trên bề mặt. Bên trong quả có một lớp cơm màu trắng và đến khi quả chín thì sẽ có màu đỏ. Quả vả giống như quả sung nhưng kích thước to hơn.

2. Bộ phận dùng

Cả phần quả, rễ và lá của cây đều được sử dụng để làm vị thuốc nhưng phần quả là được dùng phổ biến nhất.

3. Phân bố

Loại cây này được trồng rất phổ biến tại các quốc gia Đông Nam Á. Riêng đối với ở Việt Nam, cây phân bố rất nhiều nơi, tập trung chủ yếu ở khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế.

4. Thu hái

Các bộ phận của cây vả có thể được thu hái quanh năm và thường được dùng ở dạng tươi mà không qua sơ chế.

vị thuốc quả vả
Phần quả là được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bệnh

5. Thành phần hóa học

Nghiên cứu cho thấy trong quả vả có một số thành phần cụ thể như sau:

Ngoài ra, loại quả này còn chứa rất nhiều khoáng chất và nguyên tố vi lượng khác. Tiêu biểu có calcium, magnesium, sodium, phosphor, mangan, kẽm, đồng…

Giá bán quả vả

Quả vả cũng không khó để tìm thấy trên thị trường, bạn có thể tìm mua ở một số nơi như siêu thị hay chợ đầu mối. Hiện nay thì loại quả này hiện đang có mức giá nằm trong khoảng từ 100.000 - 150.000 VND/ 1kg.

Vị thuốc quả vả

1. Tính vị

Theo các tài liệu y học cổ thì loại quả này có vị ngọt và tính bình.

2. Quy kinh

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tài liệu nào ghi chép về vấn đề này.

3. Tác dụng của quả vả

Theo y học cổ truyền:

Theo y học hiện đại:

4. Cách dùng - liều lượng

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà dược liệu có thể sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Có thể sắc chung với các vị thuốc khác để điều trị bệnh. Ngoài ra đối với quả vả có thể dùng để ăn sống hay kết hợp ăn chung với các loại rau khác.

Về liều lượng, vẫn chưa có tài liệu ghi nhận lượng dược liệu tối đa có thể dùng trong một ngày. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên lạm dụng trong bất cứ trường hợp nào.

Các bài thuốc chữa bệnh bằng quả vả

Sau đây là thông tin về một số bài thuốc từ quả vả mà bạn có thể tham khảo:

1. Điều trị chứng táo bón

2. Chữa cổ họng sưng đau

3. Điều trị bệnh trĩ, đại tiện khô cứng

quả vả
Có thể tận dụng quả và lá vả để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ

4. Điều trị cảm hoặc ngộ độc

5. Điều trị tiêu hóa kém, tiêu chảy lâu ngày, tỳ hư

6. Bài thuốc làm tăng tiết sữa mẹ

7. Điều trị phế nhiệt, khản tiếng

8. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng

9. Làm thuốc khai vị

Quả vả ăn được không?

Ngoài một số tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh thì loại quả này còn có thể dùng để chế biến thành các món ăn như:

Những lưu ý khi sử dụng quả vả để chữa bệnh

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng quả vả cần chú ý đến các vấn đề sau:

Những thông tin mà bài viết tổng hợp được về cây vả và công dụng chữa bệnh của quả vả chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi chữa bệnh với vị thuốc này, bạn cần tham khảo những người có chuyên môn.

Có thể bạn quan tâm

  • Quả Bồ Hòn - Công Dụng Và Cách Dùng Dược Liệu Quý
  • Quả trám là quả gì? Công dụng và cách dùng

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/qua-va-a59207.html