Chức danh là gì?Chức vụ là gì?Phân biệt chức vụ và chức danh

Chức danh hay chức vụ là hai thuật ngữ khác nhau nhưng thường song hành cùng nhau, do đó thường rất khó phân biệt và gây nhầm lẫn với nhiều người. Cùng Khắc Dấu Hoàng Long tìm hiểu về Chức danh”, “Chức vụ và đưa ra các ví dụ phân biệt chức danh và chức vụ cụ thể qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Chức danh là gì
Chức danh là gì

Chức danh là gì? Chức vụ là gì?

Chức danh là gì?

Khái niệm chức danh là gì? Chức danh tiếng anh là Title, theo wikipedia thì “Chức danh” là sự ghi nhận một vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị… hợp pháp công nhận. Hiểu đơn giản thì chức danh là một bổn phận, vị trí được công nhận bởi một tổ chức hợp pháp (có thể là tổ chức xã hội, công ty, doanh nghiệp và tổ chức chính trị). Chức danh thường thể hiện vai trò, vị trí của cá nhân trong tổ chức nhất định. Một số loại chức danh phổ biến như: Giáo viên, Kỹ sư, Bác sĩ, Giáo sư, Bác sĩ, Dược sĩ, Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân,…

Chức danh bác sĩ trong bệnh viện
Chức danh bác sĩ trong bệnh viện

Chức vụ là gì?

Khái niệm chức vụ là gì? Chức vụ tiếng anh là Position, là sự đảm nhận vị trí, vai trò, địa vị nhất định của một cá nhân trong một tổ chức, doanh nghiệp cụ thể. Để vươn đến chức vụ đó, đòi hỏi cá nhân phải trải qua các quá trình tuyển dụng, đào tạo và được công nhận bởi tổ chức/doanh nghiệp đang hoạt động. Một số chức vụ quen thuộc hay gặp như: Giám đốc, trưởng phòng, phó phòng, hiệu trưởng, hiệu phó,… hay xem thêm ví dụ về các chức vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Chân dung các vị đã từng giữ chức vụ Chủ tịch nước Việt Nam

Người có chức vụ rõ ràng trong một tổ chức yêu cầu phải có bằng cấp, chức danh dưới sự quản lý chặt chẽ của tổ chức. Còn người có chức danh chưa chắc đã được nắm giữ chức vụ liên quan, không nhất thiết phải được tổ chức nào quản lý.

Phân biệt chức danh khác với chức vụ

Chức danh và chức vụ khác nhau như thế nào? Chức danh và chức vụ được định nghĩa khá giống nhau, do đó khi đi cùng nhau dễ khiến nhiều người hiểu lầm và sử dụng không đúng. Tuy nhiên, nếu xem xét cặn kẽ từng đặc điểm, chúng ta dễ dàng phân biệt được cách sử dụng và ý nghĩa của 2 thuật ngữ.

Phân biệt chức danh và chức vụ
Phân biệt chức danh và chức vụ

Cùng theo dõi bảng so sánh sau để thấy sự khác nhau giữa chức danh và chức vụ:

Nội dung so sánh Chức danh Chức vụ Chức năng Sự công nhận Đơn vị quản lý

Có những loại chức danh nào?

Chức danh gồm những loại nào? Tùy vào từng lĩnh vực mà chức danh được phân thành các loại khác nhau, cụ thể:

Chức danh nghề nghiệp

Chức danh nghề nghiệp là gì? Chức danh nghề nghiệp tiếng anh là Career titles hay Job titles, là tên gọi theo trình độ và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Chức danh nghề nghiệp được quy định rõ ràng tại Khoản 1 - Điều 8 Luật Viên Chức 2010. Thông thường, chức danh nghề nghiệp được sử dụng để các đơn vị quản lý thực hiện công tác tuyển dụng hoặc bố trí nhân lực. Ví dụ: Giáo viên, bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, kiến trúc,…

Với mỗi ngành như y tế, giáo dục, lao động, xây dựng, công nghệ thông tin,… thì tên chức danh nghề nghiệp cũng sẽ khác nhau cụ thể như:

Ngoài ra, với mỗi ngạch viên chức theo từng nghề nghiệp, có cấp bậc, chuyên môn cụ thể sẽ được xếp hạng chức danh nghề nghiệp (Hạng I, II, III, IV, V) và mã số chức danh nghề nghiệp khác nhau, cụ thể như: Mã số nghề nghiệp giáo viên tiểu học:

Chức danh chuyên môn

Chức danh chuyên môn là gì? Chức danh chuyên môn tiếng anh là Professional titles tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng nghề nghiệp. Chức danh chuyên môn thể thể hiện mức độ chuyên sâu và uy tín của người đó trong lĩnh vực cụ thể.

Thực chất đây là hàm cấp chuyên môn nghiệp vụ sau khi được tuyển dụng, được trải qua khóa đào tạo từ tổ chức tương ứng với chức danh chuyên môn mà tổ chức đề ra. Ví dụ khi tìm kiếm chức danh chuyên môn nghiệp vụ trong Công an nhân dân thì sẽ tìm thấy các kết quả về ngạch chức danh Sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ.

Chức danh chuyên môn trong hợp đồng lao động thường được sử dụng phổ biến để đánh giá kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm của nhân sự. Ví dụ về chức danh chuyên môn trong một lĩnh vực công nghệ thông tin:

Chức danh khoa học

Chức danh khoa học là gì? Chức danh khoa học là tên gọi theo thứ tự học hàm - học vị - ngành hoặc chuyên ngành của một người. Các chức danh khoa học gồm 2 loại là chức danh học hàm được Hội đồng Khoa học chuyên ngành các cấp xét duyệt, bỏ phiếu và chức danh học vị được đào tạo tại các trường Đại học, Cao học và thi để được Nhà nước cấp văn bằng. Ví dụ: Giáo sư, Tiến sĩ, phó Giáo sư, Thạc sĩ, Bác sĩ, cử nhân… Theo wikipedia thì Tiến sĩ khoa học là chức danh khoa học cao nhất hay “học vị cao nhất trong hệ thống học vị dành cho những người đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ (x. Luận án) ở một số nước”.

Bên cạnh đó, với các viên chức có chức danh nghề nghiệp thuộc chuyên ngành khoa học công nghệ thường được gọi chung là chức danh nghề nghiệp khoa học công nghệ. Chức danh khoa học của giảng viên hay giáo viên cũng được sử dụng phổ biến trong ngành giáo dục. Ngoài ra, chức danh khoa học còn được dùng để chỉ các viên chức có chức danh nghiên cứu khoa học và chức danh công nghệ. Chức danh khoa học cũng có các mã số, hạng chức danh khoa học khác nhau, ví dụ trong nghiên cứu khoa học gồm:

Một số loại chức danh khác

Vai trò của chức danh là gì?

Chức danh có vai trò gì? Chức danh không chỉ đơn thuần là một thuật ngữ chỉ sự ghi nhận vị trí,, mà nó có vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng đối với bản thân mỗi người lao động cũng như tổ chức, doanh nghiệp.

Người lao động có chức danh ngoài nhận được sự đánh giá cao hơn từ lãnh đạo doanh nghiệp, tổ chức thì còn có mức lương đúng với năng lực và chuyên môn đang nắm giữ. Nhân viên có chức danh tạo được độ uy tín nhất định, được người khác tôn trọng hơn khi tiếp xúc. Đây còn là động lực để người lao động cảm thấy mình có giá trị hơn, từ đó thường xuyên trau dồi chuyên môn, học hỏi để khẳng định vị thể đang đảm nhiệm.

Đối với tổ chức và doanh nghiệp, chức danh mang lại một số vai trò nhất định:

Các thuật ngữ phổ biến liên quan đến chức danh cần biết

Vai trò của chức danh
Vai trò của chức danh

Có những thuật ngữ nào liên quan đến chức danh? Dù làm trong lĩnh vực nào, hay bạn đọc thông tin này với mục đích gì thì việc biết thêm các thuật ngữ liên quan đến chức danh, sẽ giúp bạn có góc nhìn rộng hơn cũng như đọc tiếp các nội dung liên quan phù hợp mà Khắc Dấu Hoàng Long mang đến. Một số cụm từ liên quan đến chức danh phổ biến như: Lương chức danh, ngạch chức danh, dấu chức danh,…

Các chức danh phổ biến hiện nay

Có những chức danh nào phổ biến hiện nay? Tại Việt Nam, cụm từ chức danh và chức vụ thường được hiểu chung hoặc gọi chung. Tùy vào môi trường lĩnh vực cụ thể sẽ có các tên gọi chức danh chức vụ khác nhau. Bạn có thể xem thêm các bài sau:

Chức vụ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Chức vụ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ngoài ra một số cụm từ chức danh được tìm kiếm phổ biến có thể bạn sẽ quan tâm như:

Như đã nói ở trên thì khái niệm về chức danh và chức vụ là gì thường dễ nhầm lẫn, mặc dù đã có một phần phân biệt ở trên, tuy nhiên nếu bạn vẫn chưa rõ cách phân biệt chức danh và chức vụ có thể xem các ví dụ cụ thể tại phần dưới đây.

Các ví dụ phân biệt chức danh và chức vụ phổ biến

Chức danh đi đôi với chức vụ

Chức danh Chức vụ Công ty cổ phần Chủ tịch hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc.

Giám đốc điều hành.

Giám đốc Marketing.

Giám đốc pháp lý.

Giám đốc thương mại.

Giám đốc vận hành.

Giám đốc chi nhánh.

Quản lý/trưởng phòng.

Trưởng nhóm.

Chuyên viên/nhân viên.

Chủ tịch hội đồng quản trị.

Tổng giám đốc.

Giám đốc điều hành.

Giám đốc Marketing.

Giám đốc pháp lý.

Giám đốc thương mại.

Giám đốc vận hành.

Giám đốc chi nhánh.

Quản lý/trưởng phòng.

Trưởng nhóm.

Chuyên viên/nhân viên.

Bệnh viện Chủ tịch Hội đồng quản lý.

Ủy viên Hội đồng quản lý.

Trưởng ban kiểm soát.

Giám đốc bệnh viện.

Phó giám đốc bệnh viện.

Trưởng khoa.

Phó trưởng khoa.

Bác sĩ đa khoa.

Bác sĩ CKI,II,III.

Dược sĩ.

Hộ sinh.

Điều dưỡng.

Kỹ thuật y trưởng.

Chủ tịch Hội đồng quản lý.

Ủy viên Hội đồng quản lý.

Trưởng ban kiểm soát.

Giám đốc bệnh viện.

Phó giám đốc bệnh viện.

Trưởng khoa.

Phó trưởng khoa.

Bác sĩ đa khoa.

Bác sĩ CKI,II,III.

Dược sĩ.

Hộ sinh.

Điều dưỡng.

Kỹ thuật y trưởng

Trường học Giáo viên.

Kế toán.

Văn thư - thủ quỹ.

Y tế học đường.

Hiệu trưởng.

Phó hiệu trưởng.

Tổ trưởng chuyên môn.

Tổ phó chuyên môn.

Giáo viên bộ môn.

Giáo viên chủ nhiệm.

Nhân viên y tế.

Nhân viên văn thư.

Nhân viên thư viện.

Nhân viên y tế.

Quân đội Đại tướng.

Thượng tướng.

Đô đốc Hải quân.

Trung tướng.

Phó Đô đốc Hải quân.

Thiếu tướng.

Chuẩn Đô đốc Hải quân.

Đại tá.

Thượng tá.

Trung tá.

Thiếu tá.

Đại úy.

Thượng úy.

Trung úy.

Thiếu úy.

Đại tướng.

Thượng tướng.

Đô đốc Hải quân.

Trung tướng.

Phó Đô đốc Hải quân.

Thiếu tướng.

Chuẩn Đô đốc Hải quân.

Đại tá.

Thượng tá.

Trung tá.

Thiếu tá.

Đại úy.

Thượng úy.

Trung úy.

Thiếu úy.

Chức danh không đi liền chức vụ

Một chức danh nhưng nhiều chức vụ khác nhau

Các trường hợp và câu hỏi thắc mắc về chức danh khác

Hy vọng với những thông tin về khái niệm, sự so sánh cũng như ví dụ phân biệt chức danh, chức vụ mà Khắc Dấu Hoàng Long chia sẻ, bạn đọc sẽ tránh được sự nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ trên. Là một trong những đơn vị hàng đầu khắc con dấu tại Việt Nam, Khắc Dấu Hoàng Long không chỉ cung cấp sự chuyên nghiệp trong dịch vụ mà còn nỗ lực mang lại những kiến thức sâu - rộng liên quan đến lĩnh vực trên cho khách hàng. Nếu bạn có nhu cầu khắc dấu chức danh hãy liên hệ ngay chung tôi để nhận được tư vấn và hỗ trợ tận tình.

Thông tin liên hệ:

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/chuc-danh-khoa-hoc-la-gi-a60908.html