11 cách trị rong kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả

Rong kinh là một trong những dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở bất kì phụ nữ nào do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và sức khỏe. Hãy tìm hiểu về cách trị rong kinh tại nhà đơn giản, hiệu quả trong bài viết này nhé!

1Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Sắt là vi chất chủ yếu tham gia vào hình thành hồng cầu. Vì vậy, bổ sung các thực phẩm giàu sắt là vô cùng cần thiết. Theo một số nghiên cứu, thiếu máu có thể là nguyên nhân khiến kì kinh kéo dài hơn bình thường. Mặt khác, rong kinh thời gian dài cũng gây thiếu máu.

Các thực phẩm trong tự nhiên là nguồn cung cấp sắt đầy đủ và an toàn cho cơ thể chúng ta. Sắt chứa nhiều trong gan, nội tạng động vật, thịt bò, trứng, các loại rau củ màu xanh đậm như bầu, ngũ cốc, vừng,...

Cung cấp các thực phẩm giàu Sắt

Cung cấp các thực phẩm giàu Sắt

2Đậu nành

Đậu nành chứa một chất là phytoestrogen giống với estrogen của cơ thể, có thể giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ.[2]

Mặt khác, trong đậu nành có chứa hợp chất isoflavone có tác dụng làm giảm căng thẳng mệt mỏi. Vì vậy, một ly sữa đậu nành ấm sẽ giúp điều hoà kinh nguyệt, cũng như là giảm cảm giác khó chịu và đau bụng trong giai đoạn này.

Các thực phẩm từ đậu nành giúp điều hoà nội tiết tố

Các thực phẩm từ đậu nành giúp điều hoà nội tiết tố

3Gừng

Theo Đông Y, gừng giúp lưu thông khí huyết đẩy huyết ứ ở tử cung ra ngoài qua đó làm giảm thời gian hành kinh. Gừng có tính nóng và cay, qua đó làm ấm các cơ đặc biệt là cơ co tử cung, giúp làm giảm cơn đau bụng kinh hiệu quả.

Cách sử dụng: kết hợp gừng tươi hoặc bột gừng vào chế biến các món ăn. Ngoài ra, có thể dùng trà gừng hoặc thả lát gừng tươi vào trà mà bạn thích.

Lưu ý: nếu có các bệnh liên quan đến gan, huyết áp, trĩ thì tuyệt đối không được ăn gừng vì có thể làm loãng máu.

Gừng giúp lưu thông khí huyết

Gừng giúp lưu thông khí huyết

4Cây ích mẫu

Theo Đông Y, ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, bổ huyết qua đó giúp tiêu huyết ứ, điều hoà kinh nguyệt. Theo Tây Y, ích mẫu tác dụng trực tiếp lên tử cung làm cho tử cung co nhiều và mạnh hơn giúp đẩy máu ứ trong buồng tử cung ra ngoài.

Cách sử dụng: sắc ích mẫu phơi khô với nước dùng 2 lần/ ngày, liên tục 7 ngày trước kì kinh.

Cây ích mẫu có tác dụng tiêu huyết ứ

Cây ích mẫu có tác dụng tiêu huyết ứ

5Bột quế

Quế có tác dụng hoạt huyết, cầm máu giúp điều hoà kinh nguyệt. Ngoài ra, quế còn có tính cay, ngọt, giúp làm giảm tình trạng đau bụng kinh.

Trong quế có chứa Hydroxychalcone góp phần điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể, qua đó tác động đến sự đều đặn của kinh nguyệt.[3]

Cách sử dụng: dùng 1 thìa bột quế pha với nước lạnh, ngày uống 2-3 lần, có thể dùng trước 3-5 ngày hoặc trong thời gian hành kinh, sẽ thấy tình trạng rong kinh dần cải thiện.

Lưu ý: không sử dụng bột quế cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.

Bột quế hoạt huyết, cầm máu

Bột quế hoạt huyết, cầm máu

6Ngải cứu

Ngải cứu là một loại rau vị đắng, hơi cay, tác dụng ôn huyết, điều kinh qua đó làm giảm triệu chứng rong kinh.

Cách sử dụng: đun nắm lá ngải cứu tươi chắt uống hàng ngày, đối với những người khó uống, thêm một chút đường vào nước ngải cứu hoặc có thể được sử dụng trong các món ăn hàng ngày như hầm, rán trứng hoặc canh ngải cứu. Uống trước kì kinh 1 tuần.

Lưu ý: không nên dùng ngải cứu với người mắc bệnh gan.

Ngải cứu có tác dụng ôn huyết

Ngải cứu có tác dụng ôn huyết

7Cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi có tính hàn, vị ngọt chua, không độc có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu. Nhọ nồi là một trong những loài cây quen thuộc được dân gian thường dùng để chữa rong kinh nhờ tác dụng cầm máu nổi bật. Đây là loài thảo dược dễ tìm, dễ làm, an toàn và hiệu quả.

Cách sử dụng: dùng lá nhọ nồi tươi, giã lấy nước cốt, uống 2 lần/ngày, trước và trong kì hành kinh 2 tháng sẽ cải thiện dần tình trạng rong kinh.

Cây nhọ nồi là bài thuốc chữa rong kinh được tin dùng

Cây nhọ nồi là bài thuốc chữa rong kinh được tin dùng

8Cây huyết dụ

Cây huyết dụ là một loài cây có màu đỏ, được trồng ở rất nhiều gia đình, có vị nhạt, tính mát giúp bổ huyết, cầm máu tốt. Nhờ tác dụng cầm máu và bổ huyết, cây huyết dụ hay được dùng để điều hoà kinh nguyệt, làm tan máu ứ, giảm đau bụng kinh.

Cách sử dụng: dùng lá huyết dụ tươi, sắc lấy nước đều đặn 2 lần/ ngày, nên uống trước kì kinh từ 1-2 tuần để thấy hiệu quả rõ rệt.

Lưu ý: phụ nữ mang thai hoặc sau sảy thai, nạo phá thai thì không nên dùng bài thuốc này.

Cây huyết dụ giúp cầm máu, bổ huyết

Cây huyết dụ giúp cầm máu, bổ huyết

9Bột tầm xuân

Bột tầm xuân cung cấp một lượng lớn vitamin C. Vitamin C ngoài tác dụng tham gia vào hệ miễn dịch của cơ thể, có thể giảm chảy máu bằng cách củng cố các mạch máu.

Ngoài ra, vitamin C cũng tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, góp phần giảm tình trạng thiếu máu trong kì kinh.

Cách sử dụng: có thể trộn bột tầm xuân để chế biến các món ăn, hoặc dùng trực tiếp với sữa chua.

Bột tầm xuân chứa rất nhiều vitamin C

Bột tầm xuân chứa rất nhiều vitamin C

10Hạt lanh

Hạt lanh có rất nhiều tác dụng với nhiều cơ quan trong cơ thể, điều hoà kinh nguyệt là một trong số những tác dụng đó.

Hạt lanh chứa chất lignans được coi là estrogen từ thảo dược giúp cân bằng nội tiết tố giúp kinh nguyệt duy trì chu kì đều đặn. [4]

Một trong những công dụng của hạt lanh là điều hoà kinh nguyệt

Một trong những công dụng của hạt lanh là điều hoà kinh nguyệt

11Uống đủ nước

Nước là một trong những yếu tố quan trọng với cơ thể con người, đặc biệt trong giai đoạn rong kinh. Uống nhiều nước trong giai đoạn này, giúp điều hoà tuần hoàn máu, cải thiện tình trạng rong kinh.

Ngoài ra, uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể làm cho các chị em có đời sống tinh thần thoải mái, giảm bớt mệt mỏi. Tuy nhiên, nên tránh các loại nước uống có gas, chứa nhiều caffein, vì có xu hướng làm đau bụng kinh nhiều hơn.

Uống đủ nước là việc làm cần thiết trong kì kinh nguyệt

Uống đủ nước là việc làm cần thiết trong kì kinh nguyệt

Hy vọng bài viết này đã cung cấp thêm những kiến thức về trị rong kinh đơn giản, an toàn tại nhà mà bạn cần lưu ý. Hãy chia sẻ bài viết cho mọi người xung quanh bạn cùng đọc nhé!

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cach-cam-mau-kinh-nguyet-a61332.html