Con đường tìm kiếm và chinh phục một nửa phù hợp với bản thân mình luôn trải qua nhiều khó khăn, thậm chí là sai lầm để nhận ra đâu là tình yêu đích thực của đời mình. Vì thế để xây dựng một mối quan hệ bền vững, bản thân người đó cần xác định đâu mới là con đường đi đến tình yêu đích thực, hay là muốn chiếm hữu để người đó luôn bên cạnh mình. Bài viết dưới đây sẽ có những chia sẻ đến bạn về khái niệm tính chiếm hữu là gì, biểu hiện của tình yêu và tình yêu chiếm hữu khác nhau như thế nào. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé!
Tính chiếm hữu là gì là câu hỏi không phải ai cũng trả lời được, ngay cả những người có bản tính này đôi lúc họ cũng không giải thích được. Không thể phủ nhận tính chiếm hữu vốn là bản năng của con người chỉ muốn món đồ hoặc người mình yêu của riêng mình, không ai được đụng vào và lấy đi, nhưng nếu lạm dụng có thể xảy ra nhiều kết quả không tốt đến các mối quan hệ xung quanh người đó.
Một tình yêu đẹp, một mối quan hệ ý nghĩa chỉ tồn tại khi cả hai đều nhận được sự tin tưởng và tôn trọng từ phía đối phương, đặc biệt là mỗi người có một khoảng không gian riêng để làm việc bản thân yêu thích, nhưng lòng vẫn hướng về nhau.
Đôi khi trong tình yêu cũng cần thêm một chút “gia vị ghen” để cả hai có thêm sự thấu hiểu và yêu thương nhau hơn. Thế nhưng nếu một trong hai dựa vào ghen tuông để kiểm soát người yêu, luôn muốn bên cạnh người ấy 24/7, tệ hơn là luôn tỏ vẻ nghi ngờ đối phương phản bội mình khi có nhiều mối quan hệ bên ngoài, đặc biệt là bạn khác giới, đây chính là tính chiếm hữu cao trong tình yêu.
Trước tính chiếm hữu cao trong tình yêu sẽ vô tình khiến cho đối phương cảm thấy khó chịu, nhưng bản thân người có tính đó sẽ không nhận ra mức độ nghiêm trọng trong mối quan hệ và thường bao biện bằng sự ích kỷ, độc tài và chỉ biết nghĩ đến cảm xúc của mình. Khiến nó không còn là mối quan hệ tích cực nữa, mà dần trở thành một “lồng giam vô hình” để trói buộc đối phương, gần giống với tình yêu mù quáng.
Hơn nữa trong từ điển Merriam-Webster, khái niệm “tình yêu” và “tình chiếm hữu” cũng có sự khác nhau rõ rệt như sau:
Khi tính chiếm hữu quá cao vượt mức cho phép trong tình yêu, chắc chắn sẽ khiến mối quan hệ dần đi vào bế tắc và để lại tổn thương khó chữa lành cho cả hai, thậm chí còn có nguy cơ mắc các bệnh về tâm lý.
Người có tính chiếm hữu sẽ nghĩ rằng đó là cách họ quan tâm đối phương, nhưng lại không nghĩ đến cảm xúc người ấy như thế nào và luôn áp đặt những gì bản thân nghĩ và muốn người ấy làm theo.
Đó chính là sự ích kỷ sẽ khiến đối phương cảm thấy ngột ngạt và dần rời xa mối quan hệ từng chút một.
Sự hoài nghi luôn hiện hữu, dần chiếm hết vị trí của những niềm vui, khiến mối quan hệ toát lên màu tiêu cực, bất an thay vì tận hưởng niềm hạnh phúc với nhau.
Do đó nên tập cách giữ bình tĩnh trước mọi tình huống, buông bỏ những điều bản thân suy nghĩ quá nhiều để đầu óc được nhẹ nhàng. Đặc biệt hãy thẳng thắn chia sẻ với nhau để giải quyết, không nên giữ trong lòng rồi dằn vặt nhau.
Người có bản tính chiếm hữu trong tình yêu quá cao sẽ luôn trong trạng thái bị phản bội, bất an vì không tin tưởng vào tình yêu của đối phương. Nếu kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ của chính bản thân, luôn hoài nghi khi người ấy gặp gỡ người khác.
Cho đến khi không thể chịu đựng được nữa, mối quan hệ sẽ bị “đổ sập” ngay lập tức vì các vết nứt âm ỉ này, hơn nữa người có bản tính chiếm hữu cao kéo dài sẽ trở thành hội chứng adele và rất khó chữa trị.
Sau khi hiểu rõ tính chiếm hữu là gì cũng như sự ảnh hưởng đến mối quan hệ, việc làm tiếp theo đó là người có bản tính như vậy cần thay đổi dần để giảm bớt sự chiếm hữu, cải thiện mối quan hệ trước khi mọi thứ đi vào “ngõ cụt”. Dưới đây là một số lý do dẫn đến cảm giác muốn chiếm hữu và các mẹo cải thiện để giúp mối quan hệ tốt đẹp hơn.
Nhắc lại các chuyện đã xảy ra trong quá khứ là vấn đề phổ biến ở nhiều cặp đôi, cũng là nguyên nhân dẫn đến tan vỡ các mối quan hệ. Vì thế mọi người cần hiểu rằng việc này chỉ nên dừng lại ở mức nói vui, đừng để nó chen vào mối quan hệ hiện tại của chúng ta.
Nguyên tắc là tốt nhất không nên đề cập đến nó, cả hai sẽ cảm thấy tốt hơn, vì chúng ta không thể thay đổi những chuyện đã xảy ra trong quá khứ, cuộc sống luôn tiến về phía trước hãy quên đi quá khứ và quan tâm đến cuộc sống hiện tại nhiều hơn.
Các mối quan hệ tình cảm sẽ trải qua các giai đoạn trong tình yêu để đến với "happy ending" làm thay đổi đối phương theo ý mình.
Tất nhiên việc này sẽ tùy mỗi người mà thay đổi theo hướng tiêu cực hoặc tích cực, cụ thể việc góp ý đối phương theo hướng tích cực sẽ khác hoàn toàn lựa chọn uốn nắn nhắc nhở như ba mẹ dạy con cái. Điều này sẽ khiến họ cảm thấy ức chế, stress và chỉ muốn kết thúc mối quan hệ nhanh chóng.
Trình bày những gì mình nghĩ cho người ấy biết tưởng chừng là việc đơn giản nhưng lại ít người làm được, nhưng đây lại là “nút thắt” gỡ rối cho mối quan hệ của bạn.
Trước khi nói hết suy nghĩ của bản thân thì nên đảm bảo cả hai đang trong tinh thần lắng nghe nhau trong cuộc chia sẻ, chứ không phải đấu tranh người nào chiến thắng. Nên nếu cả hai vẫn chưa chuẩn bị nguồn năng lượng tích cực thì không nên nói chuyện lúc này và cần lựa thời điểm khác phù hợp hơn.
Nói chuyện theo hướng tiêu cực, dò xét lẫn nhau là thái độ của phần lớn chúng ta khi không giữ được bình tĩnh như đọc trộm tin nhắn, kiểm tra các tài khoản mạng xã hội,... Có thể đây là thói quen của nhiều người yêu nhau, tưởng chừng như vô hại nhưng chúng lại là những “con vi khuẩn” âm thầm tạo ra nhiều vết nứt từ bên trong mối quan hệ.
Hơn nữa đây còn là hành động cho thấy bạn không tin tưởng người ấy và cần phải kiểm soát mọi thứ liên quan vì cảm giác sợ mất đối phương.
Trong cuộc sống không ai là hoàn hảo, nên có thể thì chúng ta hãy cùng nhau tốt hơn bằng cách cùng góp ý, lắng nghe nhau theo hướng tích cực nhất.
Chúng ta đều biết tính chiếm hữu là bản năng của con người, nhưng nó cần được sử dụng đúng mục đích, nếu lạm dụng có thể gây ra tổn thương cho những người yêu thương mình. Hy vọng bài viết đã có những chia sẻ thiết thực đến mọi người về khái niệm tính chiếm hữu là gì, từ đó có thể hiểu được những tác hại của nó và điều chỉnh cách sử dụng cho phù hợp.
Xem thêm: Time Blindness là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách cải thiện
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/chiem-huu-cao-la-gi-a62606.html