Được ban tặng nhiều tài nguyên khoáng sản như: than đá, dầu mỏ…Việt Nam là một trong những nước có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp năng lượng bậc nhất Đông Nam Á. Với những sản phẩm năng lượng đa dạng, quy mô rộng khắp cả nước, Việt Nam đang dần chứng minh, công nghiệp năng lượng là ngành mũi nhọn thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Để biết được ngành công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm những ngành nào, Saigon Futures mời quý nhà đầu tư cùng tham khảo qua bài viết sau.
Công nghiệp năng lượng là cụm từ đại diện dùng để chỉ các ngành năng công nghiệp khác nhau, từ khai thác các dạng năng lượng như: than đá, dầu mỏ, khí đốt…cho đến sản xuất điện năng.
Mặc dù, ngành bao gồm hàng loạt nhiều ngành công nghiệp khác nhau, nhưng chủ yếu công nghiệp năng lượng được chia thành 2 nhóm chính: công nghiệp khai thác nguyên-nhiên liệu và công nghiệp điện lực. Trong công nghiệp khai thác nhiên liệu lại được chia thành 2 nhóm ngành chính là công nghiệp khai thác than và dầu mỏ, do vậy ngành này được đánh giá là có đặc điểm đa dạng so với ngành công nghiệp trọng điểm khác.
Theo đó, ngành khai thác than tại nước ta đã được phát triển từ rất lâu về trước, với hai hình thức khai thác chính là: phương pháp lộ thiên và phương pháp hầm lò. Người ta thống kê được, trữ lượng than đá mỗi năm tại Việt Nam rơi vào khoảng 49,8 tỉ tấn, bao gồm các loại than như: than Antraxit, than Á Bitum, than nâu, than mỡ, than bùn. Than Antraxit là loại than đá được khai thác và dự trữ nhiều nhất nước ta, chiếm tỉ lệ 67% trên tổng mức dự trữ than cả nước.
Do có trữ lượng than lớn và vị trí địa lý sát biển thuận lợi cho việc xuất khẩu sang thị trường quốc tế, Quảng Ninh và Đồng bằng sông Hồng là hai mỏ than lớn nhất tại Việt Nam, với trữ lượng hàng năm trên 40 tỉ tấn.
Đối với ngành khai thác dầu khí, tuy chỉ mới hình thành vào năm 1986 nhưng lại có tốc độ phát triển “thần kỳ”, vượt xa ngành khai thác than đá, ước tính sản lượng khai thác dầu thô năm 2020 đạt 11,47 triệu tấn, vượt xa kế hoạch đề ra trong năm 8%.
Dầu khí nước ta chủ yếu phân bổ ở các khu vực có bể trầm tích chứa dầu ngoài thềm lục địa phía Nam như: Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau…Với trữ lượng hàng năm khoảng vài tỉ tấn dầu mỏ và hàng trăm tỉ m3 khí, đây chính là nguồn nhiên liệu dồi giàu cho các nhà máy nhiệt điện như: Phú Mỹ, Sông Hậu, Long Phú, Duyên Hải…và nguyên liệu phục vụ cho sản xuất.
Vì nhu cầu sử dụng nguồn điện của người tiêu dùng là rất lớn, nên công nghiệp điện lực được xem là ngành trọng công nghiệp trọng điểm tại Việt Nam. Theo đó, cơ cấu ngành được phần thành 2 nguồn chính là: thủy điện và nhiệt điện, nhưng do biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ cấu nguồn điện sản sinh thêm nhiều nguồn mới từ năng lượng tái tạo như mặt trời, điện gió…
Trong năm 2021, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) thống kê được, năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối) đạt gần 22,68 tỷ KWH, chiếm 11,8% trên tổng sản lượng sản xuất trên toàn hệ thống, đây được xem là một tín hiệu tích cực đối với ngành công nghiệp điện lực.
Ngành công nghiệp năng lượng tại Việt Nam có những đặc điểm nổi bật như:
Thế mạnh lâu dài: sở hữu nhiều nguồn nhiên liệu phong phú trải dài khắp đất nước, Việt Nam là nước có nhiều cơ hội thúc đẩy nền công nghiệp năng lượng phát triển trong thời gian dài.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn: dân số Việt Nam hiện nay là 98.151.384 đứng thứ 15 trên bảng xếp hạng dân số thế giới , nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm năng lượng là rất cao, điều này khiến cho thị trường hàng hóa năng lượng sôi nổi hơn bao giờ hết.
Cơ sở hạ tầng phát triển: ngày càng hoàn thiện việc xây dựng các cơ sở hạ tầng như: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhà máy điện gió…khiến việc khai thác điện năng của nước ta trở nên dễ dàng hơn so với các quốc gia khác.
Tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế: ngoài cung cấp năng lượng phục vụ cho đời sống sinh hoạt của người dân và quá trình sản xuất, ngành công nghiệp năng lượng còn góp phần giải quyết việc làm cho các lao động trong nước làm việc tại các nhà máy, giảm tỉ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất. Song, công nghiệp năng lượng chính là tiền đề cơ bản để phát triển các ngành công nghiệp khác.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nền công nghiệp năng lượng Việt Nam vẫn còn rất nhiều cơ hội phát triển, nếu như biết khai thác đúng cách và phân bổ hợp lý đối với từng vùng miền. SaigonFutures kính chúc các NĐT trong năm 2022 này gặt hái được nhiều thành công trên thị trường đầu tư.
Xem thêm các bài viết khác:
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN GIAO DỊCH PHÁI SINH HÀNG HÓA MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA
CÔNG TY CỔ PHẦN SAIGON FUTURES
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cong-nghiep-nang-luong-o-nuoc-ta-duoc-chia-thanh-a62804.html