Bên cạnh cuộc sống bon chen tấp nập của chốn thị thành thì vẫn còn ở đâu đó những cuộc sống rất đỗi bình dị của những người dân miền Nam như gánh hàng rong băng nhanh qua đường phố, những bác tài xế xe ôm ngủ quên, những hàng quán lề đường ở Sài Gòn cho đến những chiếc xuồng vùng sông nước miền Tây lênh đênh chất đầy hàng hóa hay những em bé chăn trâu giữa mênh mông sông nước… Đó đều là những hình ảnh quen thuộc, giản dị của người dân vùng đồng bằng Nam Bộ Việt Nam nhưng chiếm được cảm tình không nhỏ của nhiều người cũng như những lữ khách qua đây.
Xem thêm: Bình dị những mảng màu thường nhật ở đồng bằng miền Nam - Phần 1
Đất Miền Tây nằm trên một dải bằng phẳng của miền Nam - Đồng Bằng Sông Cửu Long - cùng một hệ thống kênh rạch chằng chịt, có thế giáp biển về phía Đông và được che chắn bởi vịnh Thái Lan về phía Tây Nam, diệu kì thay còn được dòng sông Mê Kông uốn lượn chia thành chín khúc chảy ngang mang theo lớp phù sa màu mỡ bồi đắp thêm cho sự trù phú vùng đất này.
Chèo thuyền ở miệt vườn sông nước miền Tây. - Nguồn Ảnh: Hiephoiduabentre
Cuộc sống của người nông dân Miến Tây thật bình dị, giản đơn mà ấm áp, chất chứa tình người. Vẫn còn đó những mái tranh nghèo, những con thuyền, những con người cần lao chất phác, miệt mài vật lộn với cuộc mưu sinh gian khó.
Ngày mùa gặt. - Ảnh: Andy Le
Miền Tây vốn được nhiều du khách yêu mến vì vẻ đẹp nông thôn thanh bình và những món ăn ngon đặc sắc dân dã đậm đà tình người miền sông nước.
Cánh đồng chín vàng bạt ngàn vào mùa gặt. - Ảnh: Andy Le
Một trong những nét thú vị của đời sống nơi đây chính là nhiều lễ hội đặc sắc của miền quê sông nước, đặc biệt là lễ hội đua bò bảy núi ở An Giang, để lại nhiều ấn tượng thú vị cho du khách gia. Lễ hội đua bò Bảy Núi là một lễ hội của đồng bào dân tộc Khmer, Nam bộ. Mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hóa, môn thể thao độc đáo ở vùng Bảy Núi, An Giang.
Lễ hội đua bò bảy núi ở An Giang. - Ảnh: Vi Nhan
Miền Tây Nam Bộ là nơi hội tụ của những kênh rạch, sông ngòi. Gắn bó với cảnh sông nước ấy chính là những chiếc ghe, chiếc xuồng đã trở thành một hình ảnh không thể thiếu trong đời sống của người dân nơi đây. Trải qua hàng bao thế kỷ, cái hình ảnh thân thương ấy không bị mất đi mà dường như ngày càng được tôn vinh và gìn giữ. Bởi đó chính là một nét đẹp văn hóa độc đáo mà nơi đây có được.
Chợ nổi Cái Răng với tấp nập thuyền mua bán hàng hóa trên sông. - Ảnh: Thien Chuong
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng là chợ nổi chuyên trao đổi, mua bán nông sản, các loại trái cây, hàng hóa, thực phẩm, ăn uống và là điểm tham quan đặc sắc của quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ. Nét độc đáo và đặc điểm chính của chợ nổi Cái Răng là chuyên buôn bán các loại trái cây, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Chợ nổi trên sông là một nét văn hóa truyền thống lâu đời ở miền Tây. - Ảnh: Yang
Ngày nay, dù mạng lưới giao thông đường bộ đã phát triển rộng khắp nhưng chợ nổi vẫn tồn tại và phát triển ngày một sầm uất hơn.
Người dân ở nông thôn miền Tây sống chủ yếu bằng nghề làm nông, chăn nuôi và trồng trọt. Hầu hết tỉnh nào cũng có trồng lúa tùy theo nhu cầu canh tác của người dân là ít hay nhiều. Vào mùa lúa chín, cả cánh đồng lúa ở An Giang chín vàng rực rỡ, xa xa những chú bò gặm cỏ, thỉnh thoảng có tiếng nô đùa của nhiều em bé trên cánh đồng thực sự là những hình ảnh mang lại nhiều cảm xúc.
Cánh đồng lúa chín gắn liền với tuổi thơ nhiều trẻ em vùng quê miền Tây Nam Bộ. - Ảnh: Phan Tay Ho
Người nông dân, chở lúa về có lẽ là lúc họ mừng vui nhất nhưng đây cũng là lúc họ cực nhọc nhất. Phải dậy sớm từ tinh mơ, phơi mình dưới cái nắng hè gay gắt và cả những cơn trời sa mưa giông khắc nghiệt.
Chở lúa về nhà. - Ảnh: Nguyen Thang
Giữa cuộc sống bộn bề hối hả, đâu đó vẫn có một miền cổ tích yêu thương với những ước mơ lấp lánh. Không có những trò chơi với thiết bị điện tử hiện đại, không quần áo đẹp, trẻ em vùng quê mang vẻ đẹp chân chất tự nhiên như chính tâm hồn ngây thơ của các em vui đùa qua những trò chơi như thả diều, tắm sông...
Cánh diều của tuổi thơ. - Nguồn Ảnh: Flickr
Niềm vui giản dị, hồn nhiên của trẻ em vùng sông nước. - Ảnh: Nguyen Duc Tri
Có ai đó đã nói rằng có con tàu trở về tuổi thơ và trong chúng ta hẳn cũng ước ao một lần xin tấm vé để đi trên chuyến tàu diệu kỳ đó.
Trò chơi Ice Bucket Challenge phiên bản của trẻ em nông thôn Việt Nam. - Ảnh: Nguyen Trung Hien
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đồng Tháp
Gánh hàng rong ruổi khắp mọi nẻo đường làng. - Ảnh: Nguyen Duc Tri
Người dân quê vùng sông nước thường cần cù chịu thương chịu khó làm lụng vất vả quanh năm, không ngại đi bốn phương mưu sinh kiếm sống, có lẽ vì thế mà sau này lớn lên những đứa trẻ vùng quê rắn rỏi và nghị lực đến lạ thường.
Trẻ em chăn trâu với mênh mông mây nước ở Đồng Tháp Mười. - Ảnh: Hoang Nam
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đồng Tháp
Có lẽ không ở đâu khác miền Tây mà người dân có thể thích nghi với mùa lũ - mùa nước nổi mạnh như vậy. Từ tháng 7 đến tháng 11 Âm lịch hàng năm, nước từ thượng nguồn sông Mê Kông từ Campuchia đổ về miền Tây, qua An Giang, Đồng Tháp rồi đến các nhánh khác của sông Cửu Long mà đổ ra biển. Đây là mùa của nghề chài cá, bắt chuột đồng, lập chợ nổi…
Người dân chài quăng lưới như bông hoa trên mặt nước. -Nguồn ảnh: Thegioivanhoa
Vũ khúc nơi biển cả. - Ảnh: Nguyen Quang Trung
Ngư dân mang lưới và giỏ chuản bị ra khơi dưới bầu trời xanh mênh mông ở bãi biển Nhà Mát, Bạc Liêu. - Ảnh: Andre Luu
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bạc Liêu
Thu hoạch buổi bình minh ở An Giang. - Ảnh: Nguyen Phuc Chau
Sau bữa sáng, những trai tráng, những ông già lại xuống xuồng đi giăng lưới, sông nước mênh mang đã cho họ cuộc sống cần lao, yên bình, thanh thản, ít bon chen.
Hồ Búng Bình Thiên ở An Giang yên bình như chính cuộc sống của người dân nơi đây. - Ảnh: Cvnguyen
Một loại hình nghệ thuật được nhiều du khách trong nước và quốc tế rất yêu thích đó là đờn ca tài tử, ngày nay các quán ăn ở khu du lịch sinh thái ở miền Tây hoặc các nhà hàng mang phong cách dân dã đều có phục vụ loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo của người dân miền Tây.
Đờn ca tài tử ở Nam Bộ được Unesco công nhận di sản là văn hóa phi vật thể. - Ảnh: Baclieu Online
Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động.
Ngoài ra, du khách còn có thể đến thăm rừng tràm Trà Sư ở An Giang hay Tràm Chim ở Đồng Tháp. Những khu rừng tràm mùa lũ nước tràn bờ với bèo trôi lững lờ xanh ngắt. Du khách sẽ trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc ghe nhỏ đi sâu vào những con lạch êm ả, để lắng nghe tiếng cò, sếu, vạc, le le… kêu dáo dác mỗi khi bay ngang.
Nhiều cô gái với chiếc áo bà ba chèo thuyền đưa khách du lịch tham quan rừng tràm Trà Sư. - Ảnh: Tuong Ly
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại An Giang
Người con gái miền tây luôn hiền hòa, thước tha diệu hiền trong chiếc áo bà ba nghiêng nghiêng vành nón lá bên những rậm cỏ non khiến cho người con gái miền tây dễ thương đáng yêu đến nhường nào. Ngoài sắc đẹp, con gái miền Tây còn có một “vũ khí” cực kỳ lợi hại đó là giọng nói ngọt ngào. Đã có rất nhiều chàng trai lữ khách đất Bắc và Trung đã cưới nguyên một cô gái miền Tây chỉ vì giọng nói ấy.
Nụ cười duyên dáng của cô gái miền Tây khiến bao chàng trai si tình. - Nguồn Ảnh: Ngoisaonet
Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ
Chính những điều bình dị, vẻ đẹp chân thực và sống động về cuộc sống hàng ngày của của những người dân vùng đồng bằng Nam Bộ hiền hòa đã chinh phục trái tim du khách khi đã đến rồi thì ở mãi chẳng muốn về.
Mytour.vn - Hà Lee
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/anh-song-nuoc-mien-tay-a65071.html