Bản đồ miền Tây, tổng quan các tỉnh miền Tây 

Các tỉnh miền Tây thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long bao gồm có 13 tỉnh thành. Nơi đây đang được chính quyền phát triển về du lịch với sự phong phú dịch vụ. Với bản đồ Miền Tây sẽ giúp độc giả trải nghiệm, tìm hiểu thông tin cụ thể, chính xác về miền Tây Nhất trong bài viết dưới đây.

Bản đồ miền Tây, tổng quan về miền Tây

Bản đồ miền Tây có tên gọi khác là đồng bằng sông Cửu Long hay Tây Nam Bộ. Đây là khu vực thuộc về lãnh thổ cực Nam của nước ta có diện tích hơn 4 triệu ha. Điểm nhấn của nơi đây là vựa lứa rộng nhất cả nước khi có đất đai màu mỡ.

Du lịch miền Tây nổi tiếng là sự xuất hiện của hệ sinh thái rừng nước ngọt và rừng ngập mặn đã thu hút đông đảo du khách tới tham quan; khám phá. Với khí hậu cận xích đạo với mùa mưa nhiều cùng nắng nóng cao tạo sự thuận lợi cho phát triển nông nghiệp trồng lúa nước, cây lương thực.

Phân chia khu vực theo bản đồ miền Tây

Bản đồ miền Tây đã phân chia không gian du lịch với 4 tiểu cùng như sau:

Vùng duyên hải phía Đông

Là khu vực bao gồm có 4 tỉnh: Tiền Giang; Trà Vinh; Vĩnh Long; Bến Tre với địa thế được bao bọc bởi các nhánh sông như: sông Tiền; Hàm Luông; Ba Chai; Cổ Chiên; sông Hậu. Lợi thế từ sự bồi đắp của các con sông đã giúp tạo ra những ruộng đồng rộng lớn và những vườn cây ăn trái xanh mát mắt. Vì thế mà các tỉnh đều có sự phát triển vượt bậc của du lịch sông nước miệt vườn song hành cùng làng nghề đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại từng địa phương.

Vùng Đồng Tháp Mười

Nơi đây là địa phận bao gồm 3 tỉnh: Long An; Đồng Tháp; một phần tỉnh Tiền Giang. Loại hình sinh thái đa dạng từ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc sắc đã được thể hiện ở nền ẩm thực độc đáo.

Vùng Tứ giác Long Xuyên

Khu vực bao gồm các tỉnh, thành phố như: TP Cần Thơ; An Giang; Kiên Giang; Hậu Giang. Địa hình chính của của vùng khá trũng và thuộc vùng đầu nguồn của đồng bằng sông Cửu Long nên đã hình thành vựa lúa lớn nhất của cả nước.

Bán đảo Cà Mau

Gồm các tỉnh: Sóc Trăng; Bạc Liêu; Cà Mau nằm giáp với biển, có diện tích rừng ngập mặt lớn vào hàng bậc nhất của cả nước. Khu vực bán đảo là cực Nam của nước ta với nền du lịch sinh thái rừng ngập mặt, du lịch văn hóa - lễ hội của dân tộc Khmer thu hút du khách.

Thông tin sơ lược miền Tây trên từ bản đồ hành chính

Miền Tây hay Vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tổng là 40.547,2 km², trong đó bao gồm: thành phố Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh thành: Long An; Tiền Giang; Bến Tre; Vĩnh Long; Trà Vinh; Hậu Giang; Sóc Trăng; Đồng Tháp; An Giang; Kiên Giang; Bạc Liêu; Cà Mau.

Khu vực miền Tây hay Vùng đồng bằng sông Cửu Long; tam giác châu sông Mê Kông thuộc khu vực cực Nam của nước ta.

Vị trí

Miền Tây có địa giới hành chính được xác định nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, ranh giới được xác định bởi:

Diện tích và dân số

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là 40.547,2 km cùng dân số toàn vùng đồng bằng Sông Cửu Long với tổng số tương đương 17.367.169 người (tương đương 13% diện tích cả nước)

Khí hậu

Vùng đồng bằng sông Cửu Long - Miền Tây có khí hậu thuộc vùng cận xích đạo nên rất thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp kh có mưa nhiều và nắng nóng. Đặc biệt là tạo điều kiện để phát triển cho việc trồng lúa nước, cây lương thực.

Bản đồ các tỉnh thuộc khu vực miền Tây

Bản đồ cụ thể các tỉnh, thành phố tại khu vực miền Tây như sau:

Bản đồ thành phố Cần Thơ

Cần Thơ thuộc vùng kinh tế trọng điểm của khu vực có Phía Bắc: giáp An Giang; Phía Đông giáp Đồng Tháp và Vĩnh Long; phía Tây giáp Kiên Giang; Phía Nam giáp Hậu Giang.

Bản đồ thành phố Cần Thơ

Bản đồ tỉnh An Giang

Tỉnh An Giang có diện tích 3.536,7 km², vị trí địa lý: Phía Đông giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Bắc và Tây Bắc giáp hai tỉnh Kandal và Takéo của Campuchia; Phía Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang; Phía Nam giáp thành phố Cần Thơ.

Bản đồ An Giang

Bản đồ tỉnh Bạc Liêu

Tỉnh Bạc Liêu có diện tích đất tự nhiên là 2.669 km2, vị trí địa lý: Phía Bắc giáp với tỉnh Hậu Giang; Phía Đông và đông bắc giáp với tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây Nam giáp với tỉnh Cà Mau; Phía Tây Bắc giáp với tỉnh Kiên Giang; Phía Đông Nam giáp với Biển Đông.

Bản đồ Bạc Liêu

Bản đồ tỉnh Bến Tre

Tỉnh Bến Tre có địa hình với hệ thống kênh rạch chằng chịt, vị trí được xác định bởi: Phía Bắc giáp Tiền Giang; Phía Tây và Nam giáp Vĩnh Long và Trà Vinh; Phía Đông giáp Biển Đông.

Bản đồ Bến Tre

Bản đồ tỉnh Long An

Tỉnh Long An có vị trí địa lý được xác định bởi: Phía Đông và Đông Bắc giáp với TP Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh; Phía Bắc tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia;Phía Tây và Tây Bắc giáp giáp với tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng - Campuchia;Phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang.

Bản đồ Long An

Bản đồ tỉnh Cà Mau

Tỉnh Cà Mau có tổng diện tích đất là 5.294,87 km², vị trí giáp ranh bởi: Phía Đông giáp với Biển Đông; Phía Tây và phía Nam giáp với vịnh Thái Lan; Phía Bắc giáp với các tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang.

Bản đồ Cà Mau

Bản đồ tỉnh Sóc Trăng

Tỉnh Sóc Trăng có vị trí địa lý: Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang; Phía Tây Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; Phía Đông Bắc giáp các tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long; Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông.

Bản đồ Sóc Trăng

Bản đồ tỉnh Hậu Giang

Hậu Giang có vị trí được xác định bởi: Phía Đông giáp tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu; Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long.

Bản đồ Hậu Giang

Bản đồ tỉnh Trà Vinh

Trà Vinh bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu nên điều kiện về phát triển giao thông đường thủy rất lớn. Địa thế được xác định bởi: Phía Đông giáp Biển Đông; Phía Tây giáp Vĩnh Long;Phía Nam giáp Sóc Trăng; Phía Bắc giáp Bến Tre.

Bản đồ Trà Vinh

Bản đồ tỉnh Đồng Tháp

Đồng Tháp có vị trí địa lý xác định bởi: Phía Đông giáp với tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang; Phía Tây giáp tỉnh An Giang; Phía Nam giáp với tỉnh Vĩnh Long và TP Cần Thơ; Phía Bắc giáp tỉnh Prey Veng của Campuchia và tỉnh Long An.

Bản đồ Đồng Tháp

Bản đồ tỉnh Vĩnh Long

Tỉnh Vĩnh Long nằm tại vị trí trung tâm của miền Tây, địa giới xác định bởi: Phía Đông giáp Bến Tre; Phía Đông Nam giáp Trà Vinh; Phía Tây giáp Cần Thơ; Phía Tây Bắc giáp Đồng Tháp; Phía Đông Bắc giáp Tiền Giang; Phía Tây Nam giáp Hậu Giang và Sóc Trăng.

Bản đồ Vĩnh Long

Bản đồ tỉnh Kiên Giang

Kiên Giang tỉnh giáp ranh với các tỉnh khác như sau: Phía Nam giáp các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau; Phía Tây giáp vịnh Thái Lan; Phía Đông tiếp giáp tỉnh là An Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ.

Bản đồ Kiên Giang

Bản đồ tỉnh Tiền Giang

Tiền Giang có địa giới xác định bởi: Phía Bắc giáp tỉnh Long An; Phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp; Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và tỉnh Vĩnh Long; Phía Đông Bắc giáp TP Hố Hồ Chí Minh; Phía Đông Nam giáp Biển Đông.

Bản đồ Tiền Giang

Với thông tin bài viết trên, chúng tôi tổng hợp kiến thức về bản đồ miền Tây. Hi vọng rằng dựa vào bài viết, các bạn sẽ có những cập nhật mới nhất về miền Tây sông nước.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cac-tinh-mien-tay-a66094.html