Vay du học là gì? Có nên vay tiền để đi du học?

Du học là khát khao của nhiều bạn trẻ Việt Nam khi mở ra một tương lai đầy hứa hẹn về trải nghiệm và công danh sự nghiệp. Thế nhưng, chi phí du học đắt đỏ luôn “kìm hãm”, khiến nhiều học sinh, sinh viên có đam mê, năng lực phải gác lại giấc mơ.

Nhằm giải quyết khó khăn này, vay du học ra đời như một giải pháp tài chính hiệu quả để hỗ trợ các bạn thực hiện hoài bão chinh phục tri thức quốc tế.

Dù chưa quá phổ biến ở Việt Nam, vay du học và các hình thức hỗ trợ tài chính tương tự là hình thức được nhiều sinh viên các nước ưu ái lựa chọn để trang trải chi phí giáo dục cũng như thể hiện tính tự lập và trách nhiệm san sẻ tài chính với gia đình khi đã đủ tuổi trưởng thành.

Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc xoay quanh vấn đề vay du học, đồng thời cung cấp thông tin chi tiết về hình thức vay du học tại Việt Nam.

Vay du học là gì?

Vay du học là hình thức vay vốn từ các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính với mục đích chi trả chi phí học tập của sinh viên ở nước ngoài. Khoản vay này thường bao gồm học phí, chi phí sinh hoạt, chi phí ăn ở, và các khoản phí khác liên quan đến việc du học.

Hợp đồng cho vay sẽ quy định rõ khoản vay này được sử dụng cho những đề mục nào khi du học. Nếu vi phạm, đơn vị cho vay có thể chấm dứt hợp đồng và yêu cầu trả lại khoảng nợ ngay sau đó (tuỳ vào thoả thuận của du học sinh với đơn vị cho vay).

Tại các quốc gia phát triển, Chính phủ thường hỗ trợ rất nhiều về các khoản vay du học cho sinh viên trong nước, thế nhưng đáng tiếc, chính sách này lại không áp dụng với sinh viên quốc tế.

Hình thức vay du học rất phổ biến tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến
Hình thức vay du học rất phổ biến tại các quốc gia có nền giáo dục tiên tiến

Ưu điểm của vay du học là giúp sinh viên có cơ hội theo đuổi chương trình học tập tại một quốc gia khác ngay cả khi không có đủ khả năng chi trả toàn bộ chi phí. Thế nhưng lựa chọn này cũng có thể tạo nên áp lực tài chính - nghĩa vụ hoàn trả khoản vay sau khi kết thúc việc học và có thể dẫn đến tình trạng nợ nần nếu không có kế hoạch vay - trả phù hợp.

Các hình thức vay du học phổ biển

Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức vay du học sau:

Đối với vay thế chấp, người vay cần phải có tài sản đảm bảo khi vay như nhà đất, xe cộ, sổ tiết kiệm,… Hạn mức vay từ 80% giá trị của tài sản đảm bảo tùy theo định giá của từng ngân hàng. Lãi suất của hình thức vay du học này cũng tương đối thấp (chỉ từ 6,5%/năm).

Vay thế chấp phù hợp cho những người có tài sản đảm bảo và tối ưu lãi suất vay.

Đối với vay tín chấp, người vay không cần phải có tài sản đảm bảo khi vay. Thay vào đó, bạn cần có thu nhập ổn định và chứng minh khả năng tài chính của mình. Đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện và thủ tục mà ngân hàng yêu cầu. Hạn mức vay tối đa lên đến 100% chi phí du học.

Vay tín chấp phù hợp cho những người không có tài sản đảm bảo và cần một giải pháp vay nhanh chóng, linh hoạt.

Bạn có thể vay du học theo hình thức vay tín chấp hoặc vay thế chấp

Điều kiện để vay du học

Để được ngân hàng hoặc tổ chức tài chính cung cấp khoản vay du học, bạn cần đáp ứng các điều kiện sau:

Về năng lực pháp lý Có đầy đủ năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật hiện hành.

*Lưu ý: du học sinh các bậc Cử nhân trở xuống (chưa đủ 18 tuổi) không thể đứng ra tự vay mà người vay vốn phải là gia đình, người thân.

Về năng lực tài chính Có khả năng tài chính để trả nợ vay và lãi suất theo đúng cam kết trong hợp đồng vay vốn. Có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả khoản vay cho ngân hàng. Tài sản đảm bảo (nếu có). Hồ sơ Hồ sơ chứng minh các khoản phải thanh toán cho các cơ sở đào tạo, chi phí khác trong suốt quá trình học tập tại nước ngoài. Hồ sơ chứng minh thu nhập: hợp động lao động, giấy tờ thể hiện công việc kinh doanh,… Hồ sơ pháp lý cá nhân: CCCD, Visa du học, Passport, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân,… Hồ sơ khác theo yêu cầu của ngân hàng: điểm học bạ, IELTS, kế hoạch học tập và định hướng nghề nghiệp sau khi du học,…

Thủ tục cho vay du học

Dưới đây là thủ tục và quy trình cho vay du học phổ biến tại các ngân hàng Việt Nam:

QUY TRÌNH CHO VAY DU HỌC PHỔ BIẾN

Bước 1: Tìm hiểu và liên hệ để được tư vấn

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay du học

Bước 3: Nộp hồ sơ và chờ xét duyệt

Bước 4: Hoàn tất thủ tục và giải ngân

*Lưu ý: Thủ tục vay du học có thể thay đổi tùy theo từng ngân hàng. Trước khi quyết định vay, nên tìm ngân hàng có độ uy tín cao và quy trình chuyên nghiệp để đảm bảo quá trình vay an toàn và nhanh chóng.

Có nên vay tiền đi du học không?

Trước khi ra quyết định xem vay tiền để đi du học có phải là một khoản đầu tư đúng đắn cho tương lai không, bạn cần xác định rõ ràng và xem xét chi tiết 3 khía cạnh cốt lõi dựa trên các câu hỏi sau:

Tình hình tài chính Bạn có thể tự chi trả bao nhiêu cho chi phí du học? Gia đình có thể hỗ trợ bạn tối đa bao nhiêu? Bạn có thể các nguồn hỗ trợ tài chính khác như học bổng không? Mục tiêu du học Tại sao bạn muốn đi du học? Bạn đã có kế hoạch gì sau khi tốt nghiệp chưa? (Học nâng bậc/đi làm, định cư/về nước,…) Bạn có cơ hội kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp không? (xem xét nhu cầu thị trường, nhu cầu lao động ở quốc gia bạn muốn đến du học, nhận định của các chuyên gia, nhà tuyển dụng,…) Khả năng trả khoản vay Bạn có dự định làm thêm khi đi du học không? Bạn có thể kiếm được bao nhiêu tiền sau khi tốt nghiệp? (nghiên cứu mức lương khởi điểm của ngành theo đuổi) Bạn sẽ hoàn tất việc trả nợ trong thời gian tối đa bao lâu? Khác Bạn có khả năng quản lý/ứng phó với các rủi ro có thể phát sinh không? (bối cảnh khó kiếm việc làm, lãi suất tăng,…) Bạn có chịu được áp lực đến từ việc vừa học vừa làm để chi trả khoản vay không?

Quay trở lại với câu hỏi “Có nên vay tiền để đi du học không?” - Lời khuyên của QTS Australia dành cho bạn là “Nên”, trong trường hợp bạn có đủ quyết tâm, tự lập, tự tin vào bản thân mình cũng như có khả năng xây dựng kế hoạch học tập và kế hoạch tài chính cụ thể.

Mặc dù du học là hành trình nhiều thử thách, nhưng không ai có thể phủ nhận những giá trị to lớn và vững bền của hành trình này đối với sự phát triển sự nghiệp của mỗi người.

Đây được xem là “bàn đạp” để bạn được đề bạt lên các vị trí và chức danh cấp cao trong doanh nghiệp, đặc biệt là khi lựa chọn trở về nước lập nghiệp sau khi đã trải nghiệm môi trường làm việc quốc tế.

Vay du học được đánh giá là sự đầu tư giáo dục “sinh lời” đối với tương lai sự nghiệp.

Vay du học là khoản đầu tư giáo dục sinh lời nếu có kế hoạch đầu tư thông minh

Hơn thế, với khoản chênh lệch khá lớn về tỷ giá giữa Việt Nam và các quốc gia như Úc, Anh, Mỹ,… khiến du học sinh không quá khó khăn để hoàn trả toàn bộ khoản vay ngân hàng sau 2-3 năm làm việc toàn thời gian tại các quốc gia này. Các bạn có năng lực tốt hơn còn có thể tích lũy thêm một khoản tài chính, bên cạnh việc trả nợ.

Chương trình Hỗ trợ Tài chính Du học - Giải pháp tối ưu của học sinh Việt Nam

Như đã đề cập, vay du học sẽ là một giải pháp tài chính lý tưởng nếu gia đình có kế hoạch học tập và lộ trình tài chính rõ ràng. Thế nhưng trên thực tế, không phải gia đình nào cũng có khả năng lập kế hoạch dài hạn cho quá trình du học cũng như quản lý những rủi ro có thể phát sinh của quá trình du học.

Do vậy, Tổ chức Giáo dục QTS Australia đã phối hợp cùng Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) - một trong những ngân hàng có độ uy tín cao tại Việt Nam để cung cấp Chương trình Hỗ trợ Tài chính Du học để giúp học sinh và gia đình có lựa chọn vay du học an toàn theo nhu cầu, điều kiện của từng cá nhân.

Mục tiêu hướng đến là bạn có thể du học thành công với ngân sách từ 700 triệu đồng (chứ không phải 3-4 tỷ đồng như chi phí du học truyền thống). Xem thêm: Du học Úc 700 có được không?

Theo đó, QTS Australia sẽ cùng phụ huynh, học sinh lên kế hoạch tài chính cho cả quá trình học tập tại nước ngoài và sau tốt nghiệp qua mối quan hệ hợp tác của QTS Australia cùng các đại học Úc, Anh, Mỹ, Canada, Thuỵ Sỹ,… và ngân hàng MSB. Chương trình hỗ trợ các bạn từ khi đủ 16 tuổi, độ tuổi được khuyến khích để bắt đầu xây dựng và chuẩn bị cho kế hoạch du học.

Sở dĩ giải pháp vay du học này đặc biệt tối ưu cho học sinh Việt Nam là bởi đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa giải pháp giáo dục và tài chính. Theo đó với lộ trình này, học sinh sẽ được đào tạo bài bản năng lực tiền du học từ tiếng Anh, kiến thức đế kỹ năng sinh tồn trong môi trường giáo dục quốc tế.

Thông qua khóa đào tạo này, học sinh được chuyển tiếp vào thẳng năm 2, năm 3 hơn 30+ các đại học Úc, Anh, Mỹ, Canada, Thuỵ Sỹ,… cũng như được lên kế hoạch tài chính chi tiết cho toàn bộ khoản thời gian du học và sau khi học xong.

Như vậy, chương trình này vừa đảm bảo về chất lượng giáo dục và độ an toàn của tài chính. Điều này giúp du học sinh hoàn thành tốt việc học cũng như kế hoạch trả nợ mà không phải quá lo lắng về áp lực nợ nần, áp lực tài chính sau du học.

Vững vàng về mặc học thuật (năng lực, ngoại ngữ, kế hoạch,…) và nguồn tài chính, lộ trình này cùng là tiền đề để quá trình xin visa du học diễn ra nhanh và thuận lợi hơn so với các lộ trình thông thường trong bối cảnh visa bị siết chặt.

Bắt đầu hành trình du học với ngân sách chỉ 700 triệu đồng. Để lại thông tin nếu bạn quan tâm đến chương trình này:

Một số câu hỏi phổ biến về vay du học

Tuy đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, thế nhưng vay du học còn khá mới ở Việt Nam. Dưới đây, QTS Australia giải đáp một số thắc mắc liên quan đến giải pháp tài chính này:

Vay du học có cần chứng minh tài chính không?

Có, chứng minh tài chính là thủ tục bắt buộc tại các ngân hàng khi bạn muốn vay du học. Đây là yếu tố quan trọng nhất để ngân hàng hoặc tổ chức cho vay xét duyệt hồ sơ vay.

Mục đích của việc chứng minh tài chính là để đảm bảo rằng gia đình học sinh có khả năng thanh toán khoản vay sau khi sinh viên tốt nghiệp.

Những chi phí khác cần cân nhắc khi vay du học là gì?

Bên cạnh lãi suất - yếu tố bắt buộc phải xem xét khi quyết định lựa chọn đơn vị ngân hàng cho vay, du học sinh cũng cần cân nhắc các khoản phí sau (có thể phát sinh) để có quyết định phù hợp nhất, bao gồm:

Khi nào du học sinh cần trả hết khoản vay?

Thời hạn cần hoàn trả toàn bộ khoản vay phụ thuộc vào thoả thuận của người vay với ngân hàng cho vay.

Thông thường, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho bạn bằng một khoảng thời gian để kiếm việc làm và ổn định tài chính sau khi học xong (khoảng 6 tháng - 12 tháng) trước khi phải hoàn trả toàn bộ, được gọi là giai đoạn ân hạn. Giai đoạn này bạn không cần phải trợ gốc, nhưng vẫn phải trả lãi định kỳ cho ngân hàng.

Sau khi hết thời gian ân hạn, du học sinh sẽ bắt đầu trả khoản vay theo thỏa thuận. Du học sinh sẽ được yêu cầu thực hiện các khoản thanh toán từng phần theo lịch trình cho đến khi thanh toán hết số nợ, được gọi là giai đoạn thanh toán (tối đa 10 năm).

*Lưu ý: Thời gian trả nợ càng lâu, lãi suất sẽ càng tăng, dẫn đến gánh nặng tài chính lớn hơn cho bạn. Do đó, bạn nên lập kế hoạch tài chính hợp lý và thanh toán khoản vay đúng hạn để tiết kiệm chi phí.

Cần chuẩn bị gì trước khi vay du học?

Nếu đã suy nghĩ đến giải pháp tài chính vay du học, bạn cần chuẩn bị 3 bước quan trọng sau đây để giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra:

Vay du học là một giải pháp tài chính tiên tiến, thế nhưng cũng đi kèm không ít rủi ro nếu bạn không nắm được bản chất và chưa xây dựng được lộ trình vay - học - làm - trả nợ hiệu quả. Do vậy, gia đình và du học sinh rất cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn tài chính du học để có lựa chọn sáng suốt nhất.

Trên đây là tất cả các thông tin bạn cần biết nếu muốn vay du học. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với QTS Australia - nơi sở hữu 10 năm kinh nghiệm tư vấn giáo dục quốc tế và tài chính du học - để được hỗ trợ sớm nhất.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/vay-du-hoc-a67357.html