Ngành Kinh tế xây dựng là gì? Học Kinh tế xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?... Tất cả thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Ngành Kinh tế xây dựng là gì?
Kinh tế xây dựng là sự kết hợp giữa lĩnh vực kinh tế và quản lý xây dựng, với các công việc cụ thể như tài chính, kế toán, thống kê; công tác lập và thẩm định dự án đầu tư các công trình xây dựng; lập, thẩm tra và thẩm định dự toán, thanh toán quyết toán xây dựng công trình...
Nắm chắc ngành Kinh tế xây dựng là gì? Học Kinh tế xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu? sẽ giúp các sĩ tử đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành học.
Học Kinh tế xây dựng ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?
Làm gì, ở đâu?
Kỹ sư ngành Kinh tế xây dựng có thể làm việc tại nhiều vị trí việc làm như:
- Chuyên viên làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng thuộc các bộ, ngành, địa phương, các chủ đầu tư xây dựng với các công việc như lập kế hoạch và quản lý vốn đầu tư xây dựng, phân tích hiệu quả đầu tư, lập, thẩm định và phê duyệt dự án, định giá xây dựng, xây dựng định mức khối lượng công việc và vật tư…, thanh quyết toán vốn đầu tư, kiểm soát vốn đầu tư xây dựng theo các giai đoạn của dự án;
- Cán bộ kinh tế kỹ thuật làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp thi công xây dựng, doanh nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng, tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, tư vấn đấu thầu… với các công việc đảm trách: Điều hành, giám sát thi công, cán bộ kế hoạch, cán bộ nội nghiệp, cán bộ xây dựng định mức, lập dự toán, lập hồ sơ mời thầu, dự thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thanh quyết toán dự án, quản lý chi phí và quản lý hợp đồng,…
- Chuyên viên làm việc trong các viện nghiên cứu và các đơn vị chuyển giao công nghệ xây dựng, cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng;
Lương bao nhiêu?
Ngành Kinh tế xây dựng là 1 trong 12 ngành được đánh giá là có mức thu nhập hấp dẫn nhất mọi thời kỳ. Sinh viên mới ra trường có mức thu nhập từ 10 - 15 triệu đồng/tháng. Mức thu nhập bình quân sau khi ra trường trong vòng 5 năm là 35 triệu đồng/tháng.
Lợi thế khi học ngành Kinh tế xây dựng tại trường Đại học Đại Nam
1. Thời gian đào tạo ngắn: 04 năm (12 kỳ).
2. Chương trình đào tạo định hướng ứng dụng
Trang bị cho người học kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế - kỹ thuật và quản lý xây dựng: Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, lập kế hoạch dự án xây dựng, quản lý dự án, kiểm toán xây dựng, quản lý ngân sách, đấu thầu, triển khai dự án xây dựng, thi công công trình,...
Sinh viên được trải nghiệm thực tế, thực hành, thực tập tại doanh nghiệp ngay từ năm nhất và xuyên suốt quá trình học tập; bảo thành thục tất cả các kỹ năng làm việc thực tế, có thể bắt tay vào công việc ngay sau khi ra trường.
3. 100% sinh viên ngành Kinh tế xây dựng có việc làm sau khi tốt nghiệp
Trường Đại học Đại Nam cam kết 100% sinh viên ngành Kinh tế xây dựng được kết nối và giới thiệu việc làm đúng chuyên ngành ngay sau khi tốt nghiệp. Trung tâm “Việc làm và Khởi nghiệp sinh viên” là cầu nối giữa sinh viên và doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng, là đối tác chiến lược của nhà trường như Công ty TSQ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thực hành, thực tập, trao học bổng và tiếp nhận sinh viên trường Đại học Đại Nam làm việc chính thức.
TSQ Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ về cơ sở dữ liệu, cơ sở vật chất để sinh viên trường Đại học Đại Nam học tập, thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học, hoàn thiện khóa luận...
4. Học tập trong môi trường động, hiện đại, minh bạch
Đại học Đại Nam mang đến cho sinh viên môi trường học tập năng động, hiện đại và giàu trải nghiệm, đáp ứng tốt nhu cầu học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển toàn diện.
Cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu học tập, rèn luyện và sinh hoạt của sinh viên.
Thư viện xanh - sạch - đẹp với 10.000 đầu sách, cung cấp nguồn tư liệu quý báu để sinh viên nghiên cứu.
Phòng máy tính xịn sò, tiện nghi.
Đại học Đại Nam cam kết minh bạch trong quá trình đào tạo, học thật - thi thật. Quyết liệt và xử lý kịp thời các trường hợp học hộ, thi hộ. Đảm bảo mọi quyền lợi và sự công bằng cho người học.
5. Đa dạng hoạt động kết nối, gắn kết sinh viên
Hàng năm, sinh viên được tham gia nhiều hoạt động phong trào, trách nhiệm xã hội như: Tấm bánh nghĩa tình, hội trại truyền thống, từ thiện, hoạt động tình nguyện, hội thao…
Đa dạng các hoạt động phong trào để sinh viên phát triển toàn diện Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Gần 30 câu lạc bộ sinh viên hoạt động sôi nổi, đa dạng về thể loại và hình thức giúp sinh viên được thỏa sức thể hiện khả năng, sở thích, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, mở rộng mối quan hệ bạn bè.
Giảm áp lực thi cử bằng các hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt phù hợp năng lực người học và yêu cầu xã hội. Từng bước ứng dụng công nghệ để sinh viên có thể học và thi mọi lúc, mọi nơi bằng máy tính và smartphone.
Sinh viên được học tâp, rèn luyện kỷ luật và thái độ tích cực thông qua chương trình giáo dục Quốc phòng và An ninh tại trường.
Sinh viên được lựa chọn học các môn thể thao mình yêu thích để tạo thói quen tập luyện và khỏe đẹp suốt đời: Võ tự vệ, Yoga, Dancing, Dance, Bóng đá…
03 phương thức xét tuyển ngành Kinh tế xây dựng trường Đại học Đại Nam
Năm học 2024 - 2025, trường Đại học Đại Nam tuyển sinh 100 chỉ tiêu hệ đại học chính quy ngành Kinh tế xây dựng (mã ngành: 7580301) theo 3 phương thức xét tuyển.
Phương thức 1: Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2024.
Phương thức 2: Xét kết quả học tập cấp THPT (Xét học bạ). Tổng điểm 3 môn theo tổ hợp xét tuyển ≥ 18 điểm.
Phương thức 3: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Nhà trường.
ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN: TẠI ĐÂY
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/kinh-te-xay-dung-dai-hoc-xay-dung-a70384.html