Phở khô là đặc sản nổi tiếng mang hương vị của vùng cao Tây Nguyên. Đến Gia Lai mà không thưởng thức món ăn này thì quả thực là một thiếu sót lớn. Ở Gia Lai người ta không gọi là phở khô Gia Lai mà chỉ gọi bằng cái tên đơn giản là phở khô.
Từ xa xưa, đây là món ăn dân dã của người dân Gia Lai. Cho đến nay, trải qua bao vòng xoay của thời gian, phở khô dần trở thành một món ăn phổ biến và được đông đảo người dân Việt Nam ưa chuộng. Và hơn thế, còn là điểm đặc trưng cho văn hóa ẩm thực vùng núi nói chung và Gia Lai nói riêng. Hôm nay, Học Nấu Phở - Hướng Nghiệp Á Âu sẽ hướng dẫn các bạn công thức thực hiện món ăn nổi tiếng việt nam này nhé!
Phở khô - đặc sản trứ danh của Gia Lai được nhiều người yêu thích (Nguồn: Internet)
- Đầu tiên bạn lấy xương gà, xương bò đem chặt nhỏ, ngâm với nước muối pha loãng trong 30 phút để sạch hết chất bẩn, sau đó rửa sạch với nước.
- Vớt xương ra để ráo, luộc qua vài lần, mỗi lần 1 - 2 phút cho sạch bọt bẩn, rồi mới rửa sơ lại bằng nước lạnh.
- Đập dập hành khô. Cho dầu ăn cùng một ít tỏi vào nồi phi thơm. - Sau đó, cho xương vào xào săn, châm nước lạnh, hầm nhừ trong khoảng 1 - 2 giờ.
Trong quá trình nấu, bạn phải liên tục vớt bọt để nước dùng được trong và ngon hơn.
Rửa sạch rau ăn kèm, ngâm với nước muối loãng, vớt ra để cho ráo. - Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ, bỏ vào chén, khi ăn cho một ít vào tô phở.
Rửa thịt bò đã thái mỏng, cho vào tô, bỏ ít mắm, ít đường, tỏi bằm, một ít hạt nêm và ít dầu ăn vào tô, trộn đều, ướp thịt khoảng 10 - 15 phút.
Thịt bò thái mỏng và cho vào tô, ướp thịt để trong 10 - 15 phút (Nguồn: Internet).
Dùng chảo sạch phi thơm hành băm, cho thịt heo xay nhỏ vào xào chín, nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Sau khi nấu xương xong bạn nêm nếm gia vị.
Trụng phở khô qua nước sôi cùng giá đỗ. Cho vào tô thứ nhất. Bỏ thêm hành ngò, thịt heo vào tô bánh phở.
Lưu ý: Bánh phở trụng phải vừa ăn, dai, không nát, không vón cục để dễ dàng pha chế với xì dầu, tương ớt cho vừa khẩu vị của từng người.
Bên trong tô thứ 2, bạn đựng bò tái sau khi đã trụng thịt bò qua phần nước dùng, rắc thêm hành ngò, chan nước dùng vào tô là hoàn thành cách nấu phở khô. Bạn có thể dọn ra và mời cả nhà vào bàn ăn được rồi. Bạn đừng quên là ăn phở khô không thể thiếu tương đen được đâu nhé.
Tương vừa có vị mặn nhưng vẫn có vị hơi ngòn ngọt của đậu được lên men. Món ăn đầy đủ với một tô bánh phở, một tô nước dùng cùng đĩa rau sống. Bạn sẽ vừa được ăn phở khô, vừa được húp nước dùng đậm đà, nóng hổi thật tuyệt vời. Nào chúng ta cùng nhau tập làm món ăn này thôi! Các món phở rất được nhiều người ưa thích và ngoài món phở khô này thì bạn hãy thêm công thức món phở xào bò này vào danh sách món phở cho gia đình thay đổi khẩu vị nhé!
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/cach-lam-pho-kho-a70509.html