Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng sẽ đưa bạn khám phá một điểm đến lịch sử nổi tiếng qua những bài thơ của Bác Hồ mà vùng đất này còn là thiên đường du lịch của những con người yêu thiên nhiên. Được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp hoang sơ, Cao Bằng nổi bật với những cánh rừng nguyên sinh, những con thác hùng vĩ và những ngọn núi hùng vĩ ẩn mình trong mây. Dù đời sống còn khó khăn và nhiêu khắc nghiệt nhưng vẻ đẹp ấy vẫn lung linh từ dãy núi này sang dãy núi khác, hang động này tới hang động khác… Cao Bằng thật sự là một điểm đến mà không ai nên bỏ qua. Cùng Sinh Tour Việt Nam khám phá kinh nghiệm du lịch Cao Bằng tự túc từ A-Z trong bài viết này nhé!
Cao Bằng nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam và là tỉnh giáp ranh với nước bạn Trung Quốc. Nằm ở phía bắc của dãy Trường Sơn, cảnh quan ở Cao Bằng cũng vì vậy mà đa dạng. Nếu đến Cao Bằng, bạn có thể bắt gặp những thác nước hùng vĩ, những ngọn núi hùng vĩ, những con đèo hiểm trở mang đậm chất núi rừng Đông Bắc. Chính đặc điểm này đã mang đến cho nơi đây một vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ đến ngỡ ngàng, có sức mạnh “đốn tim” không biết bao du khách phương xa.
Không những mang vẻ đẹp thiên nhiên, Cao Bằng còn là chốn lưu giữ rất nhiều dấu ấn lịch sử và văn hóa. Cao Bằng là một trong những mặt trận trong cuộc chiến tranh 1979 với những địa danh cách mạng nổi tiếng như đèo Mã Phục, cửa khẩu Thanh Thủy. Ngoài ra thì du khách cũng có thể ghé thăm khu di tích lịch sử Pác Bó - Nơi Bác Hồ từng sống và làm việc những năm đầu tiên sau khi trở về nước.
Bên cạnh đó, Cao Bằng còn là cái nôi của những làn điệu dân cùng nhiều phong tục tập quán lâu đời, những lễ hội truyền thống độc đáo mang văn hóa đặc trưng của người dân bản địa. Những du khách đam mê tìm hiểu văn hóa có lẽ sẽ đắm say quên lối về khi đặt chân tới Cao Bằng.
Theo kinh nghiệm du lịch Cao Bằng thì mặc dù vùng đất này được thiên nhiên ưu ái với rất nhiều cảnh đẹp nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thời điểm nào bạn cũng có thể thăm và tận hưởng trọn vẹn cảnh sắc núi rừng nơi đây. Lý do rất đơn giản bởi ở Cao Bằng được chia làm 2 mùa chính: mùa mưa từ tháng 4 tới tháng 9 và mùa khô từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau. Nhưng bất chấp những ngày trời đổ mưa thì du khách đều nhận ra rằng du ở bất cứ thời điểm nào, Cao Bằng cũng mang nét đẹp rất riêng.
Tuy nhiên để bắt trọn từng khoảnh khắc đẹp nhất ở Cao Bằng thì thời điểm lý tưởng nhất sẽ từ tháng 9-10 hàng năm. Thời tiết lúc này mát mẻ, ít mưa nên thuận lợi cho việc di chuyển và tham quan bằng bất cứ loại phương tiện nào. Đây cũng là lúc những thác nước ở Cao Bằng không bị ngập lụt do lũ quét, sạt lở mà cũng không quá cạn vì mùa hè. Điều này mang tới cảnh quan hùng vĩ và có phần yên bình. Nhờ đó mà bạn có thể tìm ra được nhiều góc chụp ảnh sống ảo ở mảnh đất biên giới xa xôi.
Bên cạnh đó thì nếu như bạn muốn ngắm những cánh rừng hoa nở rộ khắp núi rừng hay những con đèo thì có thể tìm tới Cao Bằng vào thời điểm hai tháng cuối năm. Có lẽ tháng 11 và tháng 12, Cao Bằng sẽ ngập tràn trong sắc hoa tam giác mạch và hoa dã quỳ… Có cảm giác Cao Bằng tựa như một bức tranh vùng non cao rực rỡ vậy. Trong trường hợp bạn muốn trải nghiệm cái lạnh mùa đông, chiêm ngưỡng hình ảnh băng tuyết trắng xóa cả một khoảng trời, thì có thể tìm đến đây vào mùa đông tại cánh Vườn quốc gia Phia Oắc.
Thác Bản Giốc là điểm đến đầu tiên dành cho bạn trong bí kíp kinh nghiệm du lịch Cao Bằng. Thác Bản Giốc vẫn thường được biết đến như là một trong những thác nước đẹp bậc nhất ở Đông Nam Á với độ cao hơn 60m, trong đó tầng dốc dài nhất là hơn 30m.
Như chúng mình đã đề cập ở trên thì thời điểm lý tưởng nhất để bạn ghé thăm thác Bản Giốc là từ tháng 9-10 hàng năm bởi vì đây là lúc mà con thác này phô diễn những gì đẹp nhất của nó. Nước chảy mạnh cuồn cuộn qua từng lớp đá và đổ xuống phía dưới tựa như một cỗ máy của tự nhiên giữa mây trời, núi rừng hùng vĩ. Tất cả như hòa quyện vào nhau tạo nên một không gian tuyệt vời và khó quên, đẹp ngỡ ngàng.
Ở thác Bản Giốc, bạn có thể ngắm cảnh, chụp ảnh hoặc trải nghiệm đi thuyền độc mộc để lênh đênh dưới chân thác và nhìn lên chiêm ngưỡng thác Bản Giốc hùng vĩ. Hoặc bạn cũng có thể thử sức dẻo dai của bản thân bằng hoạt động chèo chuyền kayak trên dòng sông Quây Sơn xanh mướt. Dù bạn tham gia hoạt động nào đi chăng nữa thì quãng thời gian ở thác Bản Giốc cũng tuyệt vời và khó quên đó.
Cách di chuyển: Đi theo hướng Đèo Mã Phục - đèo Khau Liên chừng 60km từ thành phố Cao Bằng. Khi đến thị trán Trùng Khánh, bạn đi thêm 30km nữa là tới thác Bản Giốc.
Theo chia sẻ kinh nghiệm du lịch Cao Bằng thì nếu đi tới đây mà không tham quan hang Pác Bó thì sẽ là một thiếu sót lớn. Khi tới cổng khu di tích, bạn sẽ nhìn thấy cột mốc số 0 - nơi khởi đầu của tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại trong những năm kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Đi tiếp một đoạn nữa, bạn sẽ tới được suối Lê Nin và núi Các Mác tại thôn Pác Bó.
Dọc theo dòng suối Lê Nin xanh màu ngọc biếc và đi về phía đầu nguồn là hang Pác Bó. Đây chính là nơi Bác Hồ vĩ đại của chúng ta từng sống và làm việc những năm đầu tiên sau khi Người trở về nước. Cách hang không xa chính là các địa điểm và di tích lịch sử như bàn đá nơi Bác làm việc, nhà ông Lý Quốc Súng, cột mốc 108 - nơi bước chân Bác lần đầu đặt chân sau khi về lại Việt Nam sau 30 năm bôn ba nước ngoài. Vé vào cửa khu di tích Pác Bó là 25.000 đồng/người và nếu như dùng xe điện, bạn sẽ trả thêm 20.000 đồng/người.
Cách di chuyển: Từ thành phố Cao Bằng, du khách chạy xe 50 km về phía huyện Hà Quảng giáp biên giới Trung Quốc.
Những vị khách có kinh nghiệm du lịch Cao Bằng sẽ luôn bỏ cái tên động Ngườm Ngao vào danh sách du lịch tại Cao Bằng. Hang động này huyền bí, độc đáo và gắn liền với nhiều truyền thuyết. Trong tiếng Tày thì Ngườm Ngao nghĩa là hang hổ vì người dân địa phương cho rằng nơi này trước kia là nơi hổ dữ ngự trị. Ngoài ra thì cũng có truyền thuyết lại cho rằng việc người dân đứng ở cửa hang và nghe thấy tiếng nước chảy như tiếng hổ gầm chính là nguồn gốc cho cái tên Ngườm Ngao.
Động Ngườm Ngao được phát hiện lần đầu vào năm 1921 và bắt đầu khai thác du lịch từ năm 1996. Hang động này cực kì tráng lệ và có tuổi đời khoảng 400 triệu năm. Động hoàn toàn mang đặc tính tự nhiên và hoàn toàn không có sự can thiệp của bàn tay con người. Hang có tổng chiều dài 2.144m và có 3 cửa gòn: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm, Bản Thuôn. Động Ngườm Ngao có đặc điểm là mát về mùa hè, ấm về mùa đông nên bạn cứ yên tâm du lịch bất cứ mùa nào trong năm nhé.
Cách di chuyển: Chọn thành phố Cao Bằng là điểm xuất phát, bạn đi hướng đèo Mã Phục - đèo Khau Liên tới thác Bản Giốc. Sau đó trên đường đến gần thác, bạn rẽ vào hướng tỉnh lộ 206 và đi đến khi thấy biển chỉ dẫn đến động Ngườm Ngao là đến.
Núi Mắt Thần nằm cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 30km và vẻ đẹp của ngọn núi này cho thấy vì sao trong tất cả các bài viết về kinh nghiệm du lịch Cao Bằng đều có cụm từ “núi Mắt Thần”. Núi là một phần của quần thể hồ Thang Hen trong công viên địa chất Cao Bằng. Trong tiếng Tày thì núi còn được gọi là Phja Piót - có nghĩa là ngọn núi bị thủng một lỗ. Lỗ thủng ấy được gọi một cách hoa mỹ là Mắt Thần.
Núi Mắt Thần được bao quanh bởi thung lũng rộng lớn và những bãi cỏ xanh dài nơi những chú bò, chú ngựa bình lặng gặm cỏ. Khung cảnh hoang sơ ấy khiến du khách cảm thấy thật nhẹ nhõm và giải tỏa áp lực. Đường vào núi sẽ hơi khó khăn một chút nên vì vậy bạn hãy hỏi người dân địa phương để không bị lạc nhé. Nếu như bạn không tự tin về khả năng tìm kiếm đường đi thì hãy tham khảo tour du lịch Cao Bằng của Sinhtour.vn để được “đưa đi tới nơi, đưa về tới chốn” nhé.
Cách di chuyển: Từ hồ Thang Hen, bạn có thể hỏi người dân địa phương để tìm đến xóm Bản Danh. Sau đó là khi vòng theo con đường mòn phía bên dưới chân núi là có thể tìm đến được núi Mắt Thần.
Không chỉ có những địa điểm thiên nhiên mà Cao Bằng còn có những địa điểm mang dấu tích thời gian, mang đậm dấu ấn người dân bản địa. Đó chính là làng đá cổ Khuổi Ky mang vẻ đep huyền bí cổ kính.
Nhắc tới một ngôi làng, có lẽ bạn sẽ nghĩ về một nơi với hàng trăm, hàng nghìn người cùng sinh sống. Thế nhưng làng đá Khuổi Ky lại là một ngoại lệ khi nơi đây chỉ có 14 hộ gia đình Tày. Họ sống cùng nhau và sinh hoạt trong một ngôi làng được xây bằng đá 100% trong thời kì nhà Mạc tìm lên vùng đất Cao Bằng xây thành, bảo vệ đất nước. Tính tới ngày hôm nay thì làng đá Khuổi Ky có tuổi đời khoảng hơn 400 năm tuổi.
Cách di chuyển: Bạn đến thác Bản Giốc và tới thẳng làng đá nơi chỉ cách Thác Bản Giốc tầm 3km và cách trung tâm thành phố Cao Bằng khoảng 100km.
Khi thăm thác Bản Giốc, du khách có thể lựa chọn nghỉ tại huyện Trùng Khánh hoặc tham gia vào danh sách khách sạn homestay tại thành phố Cao Bằng, cách đó khoảng 80 km để có nhiều lựa chọn hơn.
Tại khu vực gần thác Bản Giốc, có nhiều lựa chọn homestay như Yến Nhi homestay, Khuổi Ky Homestay, Lan’s Homestay Ban Gioc với giá khoảng 200.000 đồng mỗi đêm. Ngoài ra, tại trung tâm thành phố, du khách cũng có thể xem xét các địa điểm như Primrosé Homestay Cao Bang, Son Tung Hotel, Jodevi Homestay Cao Bằng, Jeanne Hotel với giá trung bình là 300.000 đồng mỗi đêm.
Nếu du khách muốn trải nghiệm sang trọng hơn, họ có thể lựa chọn Sài Gòn - Bản Giốc, resort 4 sao duy nhất ở Cao Bằng nằm gần thác Bản Giốc.
Kinh nghiệm du lịch Cao Bằng là khi tới dây, đừng quên thưởng thức những món đặc sản như vịt quay, phở bò tái, ong non xào măng, khâu nhục, gà nướng hoặc giò lợn hầm hạt dẻ, và xôi ngũ sắc. Bánh cuốn cũng là một món ăn dễ tìm thấy ở khắp thành phố, có giá khoảng 25.000 đồng.
Phở chua là đặc sản của Cao Bằng. Bánh phở có độ dai, ăn cùng thịt ba chỉ rán giòn và vàng óng ánh, gan lợn cắt mỏng, dạ dày lợn chiên và thịt vịt quay. Món ăn còn đi kèm với khoai tây chiên giòn được làm từ loại khoai tây to, béo và ngọt chỉ có ở Bắc Kạn và Cao Bằng. Hương vị đặc trưng không thể thiếu lá móc mật, đậu phộng, rau húng, mùi và dưa chuột.
???? ???? ???? ???
Add: 14 Hàng Mành, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Tel: 02439.99.89.79
Hotlines:0867.664.442 - 0867.664.446
Email: info@sinhtour.vn
Website: http://sinhtour.vn/
Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/kinh-nghiem-du-lich-cao-bang-a72551.html