2 Cách băng bó đầu gối nhanh, an toàn từ chuyên gia

Băng bó đầu gối đúng cách không chỉ giúp giảm đau mà còn hỗ trợ phục hồi chấn thương, tạo sự ổn định cho dây chằng. Cùng Decathlon tìm hiểu cách băng bó đầu gối đúng kỹ thuật qua bài viết dưới đây!

Hiện nay, có hai cách băng bó gối bảo vệ dây chằng phổ biến là sử dụng băng đai hoặc băng keo cuốn. Khám phá phương pháp thực hiện cụ thể qua nội dung sau.

Cách 1: Băng bó đầu gối với băng đai cuốn

Bước 1: Chọn lựa băng đai cuốn

Cách chọn băng đai cuốn cụ thể như sau:

Yếu tố ảnh hưởng

Cách chọn

Chất liệu

Người tham gia môn thể thao nặng

  • Chất liệu co giãn tốt, ôm sát và giảm áp lực đầu gối
  • Chất liệu chứa nhiều lỗ thoáng khí, hỗ trợ hạ nhiệt đầu gối

Người tham gia các môn thể thao trong điều kiện ẩm ướt

  • Chất liệu chống nước Ví dụ: Đai có Neoprene, Nylon và Polyester có lớp phủ chống nước, polyurethane (PU), DWR (Durable Water Repellent),…
*Lưu ý: Các chất liệu này chỉ giúp hạn chế tiếp xúc với nước, không hạn chế hoàn toàn.

Mức độ hỗ trợ đầu gối

Người đã từng gặp các chấn thương nặng

  • Mức độ hỗ trợ đầu gối cao, tạo sự ổn định Ví dụ: Đai có đệm, lớp chống sốc từ EVA quanh gối, có sợi cao su chống sốc, nhiều đường gờ sâu để phân tán lực,…

Người muốn bảo vệ đầu gối hoặc đã gặp các chấn thương nhẹ, trung bình

  • Mức độ hỗ trợ đầu gối thấpVí dụ: Đai có nhiều dây điều chỉnh, thiết kế thấp hơn đỉnh đầu gối để không ảnh hưởng chuyển động đầu gối, mỏng nhẹ,..

Hình dạng

  • Người muốn giữ sự linh hoạt, không muốn bó sát
  • Người không có chấn thương

Dạng đai xỏ gối (Knee Sleeves)

  • Người cần sự ổn định, bảo vệ chấn thương
  • Người có chấn thương nặng, cần bảo vệ vùng rộng
  • Dạng đai bó, nép đầu gối (Knee Braces, (Full Knee Braces)
  • Dạng đai ổn định xương bánh chè (Patella Stabilizing Brace)

Người tham gia hoạt động thường xuyên có va đập mạnh

Dạng đai nẹp chống sốc (Shock Absorbing Knee Brace)

Chọn lựa loại băng đai phù hợp là công đoạn đầu tiên và rất quan trọng

Bước 2: Vệ sinh đầu gối

Để đảm bảo vệ sinh cho vị trí băng bó, bạn cần vệ sinh phần đầu gối bằng cách:

Sau đó, bạn cần đặt chân tư thế thẳng, bàn chân tạo góc 90 độ với mắt cá.

Một trong những công đoạn trong cách băng bó đầu gối là vệ sinh và đặt chân đúng vị trí - Nguồn: Internet
Một trong những công đoạn trong cách băng bó đầu gối là vệ sinh và đặt chân đúng vị trí - Nguồn: Internet

Bước 3: Tiến hành băng bó

Đầu tiên, bạn cần sử dụng thước để xác định vị trí đặt băng đai sao cho:

Dùng thước đo chuẩn xác vị trí đặt băng đai - Nguồn: Internet

Sau đó, hãy đặt vòng băng đai từ dưới lên trên tại vị trí đã xác định và lần lượt thắt chặt hai dây đai bên trên và bên dưới.

*Lưu ý: Bạn cũng có thể đặt đai từ trên và cuốn đai xuống dưới. Tuy nhiên, cách đặt bên dưới và cuốn dây đai lên trên giúp bạn thuận tiện điều chỉnh hơn.

Lần lượt thắt chặt hai dây trên và dưới của băng đai - Nguồn: Internet
Lần lượt thắt chặt hai dây trên và dưới của băng đai - Nguồn: Internet

Nếu loại băng đai bạn sử dụng có thêm lớp đệm thun bên trong thì xỏ chân vào lớp đệm thun và kéo di chuyển từ bàn chân lên đến đầu gối.

Tiến hành luồn phần đệm thun từ bàn chân, kéo lên đầu gối - Nguồn: Internet

Nếu đai vẫn còn bị lỏng so với đầu gối, hãy mở ra, căn chỉnh và thắt lại thêm một lần nữa.

Mở ra và thắt lại thêm một lần nữa nếu đai còn lỏng - Nguồn: Internet
Mở ra và thắt lại thêm một lần nữa nếu đai còn lỏng - Nguồn: Internet

Sau khi đã cố định vị trí của hai dây đai trên và dưới, tiến hành thắt dây đai giữa bằng cách:

Sử dụng dây đai trên và dưới cố định phần đầu gối

Bước 4: Kết thúc quá trình băng bó

Sau khi hoàn thành các công đoạn băng bó, hãy kiểm tra độ chắc chắn, ôm sát và sự thoải mái của băng đai bằng cách đi lại hoặc vận động thử. Tiếp tục điều chỉnh các dây đai như hướng dẫn nếu băng đai chưa vừa khít đầu gối.

Cách băng bó vết thương ở đầu gối - Kết thúc băng bó, kiểm tra độ chắc chắn của băng đai - Nguồn: Internet
Cách băng bó vết thương ở đầu gối - Kết thúc băng bó, kiểm tra độ chắc chắn của băng đai - Nguồn: Internet

Tổng kết lại, phương pháp băng bó đầu gối bằng băng đai có đặc điểm:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Độ bám chắc chắn, ổn định, ít rơi rớt khi vận động.
  • Có thể linh hoạt điều chỉnh độ rộng
  • Chất liệu thoáng mát, không gây bí và tăng nhiệt phần đầu gối.
  • Băng bó nhanh chóng, tiết kiệm thời gian.
  • Thuận tiện, không cần chuẩn bị thêm vật dụng nào.
  • Độ đàn hồi, chống trượt tốt.
  • Bất kỳ ai cũng có thể tự đeo, không cần người hỗ trợ.
  • Độ co giãn tốt, phù hợp vận động nhiều.
  • Một số loại băng đai có thiết kế khá đẹp, bắt mắt.
  • Giá thành khá cao
  • Cần vệ sinh, giặt ủi sau mỗi lần sử dụng để tránh bụi bẩn, mồ hôi
  • Một số loại có chất liệu latex hoặc spandex có thể gây dị ứng cho người dùng.
  • Có thể bị giãn, mất đi độ ôm sát sau một thời gian sử dụng.

:

>> Tham khảo: Đai bảo vệ đầu gối R500 cho người lớn

Cách 2: Băng bó đầu gối với băng keo cuốn

Bước 1: Chọn lựa và chuẩn bị vật dụng băng bó

Trước tiên, bạn cần phải chọn lựa loại băng keo cuốn phù hợp tình trạng, mức độ chấn thương. Cách lựa chọn cụ thể như sau:

Tiêu chí chọn

Yếu tố ảnh hưởng

Cách chọn

Độ rộng và độ dày

  • Mức độ chấn thương nhẹ
  • Miệng vết thương nhỏ
  • Độ rộng: Nhỏ (1-1.5 inch) hoặc vừa (1.5 - 2 inch)
  • Độ dày: Mỏng (1.5-2mm)
  • Mức độ chấn thương nặng
  • Miệng vết thương lớn
  • Độ rộng: Lớn (Trên 2 inch)
  • Độ dày: Trung bình (2-2.5mm) hoặc dày (Trên 2.5mm)

Độ co giãn

  • Các bộ môn cần sự linh hoạt đầu gối: bóng đá, bóng rổ, đua xe đạp, bơi lội quần vợt,..
  • Mục đích: Bảo vệ, giảm áp lực đầu gối

Loại co giãn, kéo căng tốt

  • Các bộ môn ít vận động đầu gối: Golf, yoga, pilates,..
  • Mục đích: Giữ ổn định, hỗ trợ chấn thương

Loại co giãn vừa phải, định hình tốt

Độ bám dính

Tham gia bơi lội, các bộ môn tiếp xúc nước

Loại chống nước

Bộ môn cường độ vận động cao, ra nhiều mồ hôi

Loại bám dính cao

Bộ môn ít vận động

Loại bám dính vừa phải

Bên cạnh đó, bạn cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng như sau:

Chọn lựa loại băng keo là một trong những công đoạn đầu tiên trong cách quấn băng cao su non đầu gối - Nguồn: Internet

Bước 2: Vệ sinh đầu gối

Tiến hành vệ sinh đầu gối tương tự với phương pháp băng bó bằng băng đai. Sau đó, bạn cần đặt chân thả lỏng, đầu gối chùng tự nhiên 10 -15 độ.

Sát trùng, làm sạch đầu gối là công đoạn quan trọng không thể bỏ qua - Nguồn: Internet
Sát trùng, làm sạch đầu gối là công đoạn quan trọng không thể bỏ qua - Nguồn: Internet

Bước 3: Tiến hành băng bó

Đầu tiên, bạn cần cắt 2 - 3 đoạn băng keo, mỗi đoạn dài khoảng 30cm. Để xác định độ dài cụ thể, bạn cần ướm vào phần đầu gối cần băng bó, sao cho đoạn băng keo đủ kéo dài từ trên đầu gối 10cm.

Xác định vị trí đặt băng keo - Nguồn: Internet

Sau đó, hãy gấp đôi các đoạn băng keo lại theo chiều dài, dùng kéo cắt một đường rãnh nhỏ dài khoảng 5cm vào phần giữa chiều rộng của băng.

Gấp, cắt đôi băng keo theo chiều rộng - Nguồn: Internet
Gấp, cắt đôi băng keo theo chiều rộng - Nguồn: Internet

Tiếp đến, hãy xé đôi lớp băng keo phía sau của băng và mở về hai phía một đoạn khoảng 10cm. Bạn cần lưu ý không chạm tay vào phần keo để đảm bảo độ bám dính của băng.

Xé băng keo về hai đầu - Nguồn: Internet

Sau đó, hãy xác định vị trí dây chằng bị tổn thương để để dán băng. Gỡ phần keo còn lại bên trên và xé phần rãnh đã cắt lúc nãy thành góc rộng 45 độ.

Xé rộng phần rãnh cắt, cố định vào phần băng bó - Nguồn: Internet
Xé rộng phần rãnh cắt, cố định vào phần băng bó - Nguồn: Internet

Tiếp tục xác định vị trí các dây chằng bị tổn thương và làm tương tự với các công đoạn trên. Bạn có thể sử dụng bút để đánh dấu vào vị trí bị đau nhức.

Lưu ý: Không được dán đè vào xương bánh chè.

Đánh dấu các điểm dây chằng cần băng bó - Nguồn: Internet
Tiếp tục cố định tương tự như bước trên - Nguồn: Internet
Tiếp tục cố định tương tự như bước trên - Nguồn: Internet

Sau khi đã hoàn tất việc dùng băng keo tại các vị trí đau nhức, hãy tiếp tục gia cố bằng băng vải không co giãn dọc vị trí đã dán băng keo.

Sử dụng băng vải không co giãn để gia cố phần băng bó - Nguồn: Internet

Tiếp theo, sử dụng 2- 3 đoạn băng keo chiều dài tương tự ban đầu, nhưng không cắt rãnh và dán đè các vị trí tổn thương theo đường chéo. Các lớp băng keo tạo thành hình trám ở giữa sau khi dán chéo.

Lưu ý: Nếu chấn thương ở mức độ nhẹ, vừa phải thì không cần dán thêm các lớp đường chéo này.

Tiếp tục dán băng keo theo đường chéo - Nguồn: Internet
Tiếp tục dán băng keo theo đường chéo - Nguồn: Internet
Các phần băng keo chéo tạo đầu gối thành hình trám - Nguồn: Internet

Tiếp tục dán thêm một lớp băng keo vào mặt sau đầu gối.

Dán băng keo vào mặt sau đầu gối - Nguồn: Internet
Dán băng keo vào mặt sau đầu gối - Nguồn: Internet

Sau đó, mở rộng phần cuốn của băng keo tại vị trí cách xương bánh chè 15cm và kéo các đường dán rộng, theo hình chữ X lên đùi. Vòng băng keo ra bên ngoài và kéo một đường ngang giữa đùi.

Mở rộng phần dán băng keo lên đùi - Nguồn: Internet
Vòng ngang qua đùi - Nguồn: Internet
Vòng ngang qua đùi - Nguồn: Internet

Làm liên tục công đoạn mở rộng từ 3-4 lần để tạo thành vùng băng cứng, ổn định quanh đầu gối.

Bước 4: Kết thúc quá trình băng bó

Hãy cắt băng keo, kiểm tra độ ổn định cũng như khả năng vận động của đầu gối sau khi băng bó.

Làm tương tự đến khi cố định được phần đầu gối - Nguồn: Internet
Làm tương tự đến khi cố định được phần đầu gối - Nguồn: Internet

Có thể thấy, phương pháp băng bó bằng băng keo có đặc điểm:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Giá thành băng keo rất rẻ

  • Có thể linh hoạt băng bó, cố định vào từng vị trí dây chằng đau nhức

  • Có thể linh hoạt điều chỉnh độ dày, vùng rộng băng bó theo sở thích.

  • Không cần phải vệ sinh, giặt ủi như băng đai mà chỉ cần thay thế lớp keo mới.

  • Chất liệu thoáng mát, mỏng nhẹ

  • Có thể bị mất đi độ dính sau một thời gian sử dụng.

  • Dễ trơn trượt ra khỏi vị trí băng ban đầu.

  • Phải chuẩn bị thêm nhiều dụng cụ băng bó

  • Khó có thể tự băng bó khi đau nhức

  • Tốn thời gian

  • Phụ thuộc vào tay nghề, trình độ của người thực hiện băng bó

Chơi môn thể thao nào nên băng gối? Cách băng gối có giống nhau?

Dù ở bất kỳ môn thể thao nào từ bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, tập thể hình,… tất cả đều nên sử dụng băng gối để đảm bảo an toàn.

Về cơ bản, cách băng đầu gối khi chơi thể thao không khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại trang phục mặc mà loại băng gối sử dụng cần được cân nhắc kỹ lưỡng.

Ví dụ:

Đối với bóng đá:

Văn Đức không thể thiếu băng đai bảo vệ đầu gối trong các trận đấu của mình - Nguồn: Internet
Nhiều cầu thủ bóng đá sử dụng băng keo đầu gối trong quá trình thi đấu - Nguồn: Internet
Nhiều cầu thủ bóng đá sử dụng băng keo đầu gối trong quá trình thi đấu - Nguồn: Internet

Đối với đua xe đạp:

Các vận động viên đua xe đạp thường xuyên sử dụng băng đai đầu gối - Nguồn: Internet

Ngoài ra, tùy thuộc vào mục đích, hoàn cảnh mà cách băng bó cũng có thể linh hoạt thay đổi. Chẳng hạn, trong môi trường của quân độithì cách băng đầu gối quốc phòng có nhiều điểm khác so với thể thao.

Phần băng bó đầu gối của công an, bộ đội chú trọng đến độ dày, độ chống thấm nước để tránh tác động nguy hiểm của vũ khí, môi trường xung quanh. Khác với thể thao, các vận động viên thường yêu thích cách băng bó đảm bảo tính linh hoạt, dễ cử động.

Top 5 băng đầu gối bảo vệ dây chằng hàng đầu tại Decathlon

Những sản phẩm liên quan trực tiếp đến sức khoẻ như băng gối bảo vệ dây chằng thì bạn vẫn nên tìm đến các thương hiệu lớn được mọi người tin chọn. Ví dụ như Decathlon là thương hiệu thể thao đến từ Pháp với hệ thống cửa hàng trên toàn cầu luôn là điểm đến lý tưởng của người chơi thể thao. Đến với Decathlon, bạn có thể tham khảo một số sản phẩm băng bảo vệ đầu gối chất lượng, uy tín dưới đây:

Sản phẩm Giá Hình ảnh minh họa2 Cách băng bó đầu gối nhanh, an toàn từ chuyên gia2 Cách băng bó đầu gối nhanh, an toàn từ chuyên gia

>> Tham khảo danh băng bảo vệ đầu gối của Decathlon:

Trên đây là những thông tin hướng dẫn chi tiết liên quan đến cách băng bó đầu gối bằng nhiều phương pháp, vật dụng khác nhau. Hãy liên hệ ngay hotline Decathlon 1800 9044 hoặc Fanpage Decathlon để được tư vấn, hỗ trợ thêm nhiều thông tin hữu ích khác.

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/bang-bo-dau-a91984.html