Rau xà lách, hay còn gọi là rau diếp, là một trong các loại rau xanh được mọi người yêu thích và ăn hàng ngày mang lại rất nhiều lợi ích.
Rau xà lách xoăn giòn với lá màu đỏ thẫm hay xanh lục là một trong những nguồn thực phẩm cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu tốt cho sức khỏe. Xà lách cũng như các loại rau xanh khác luôn được mua và tiêu thụ nhiều nhất, vì thế hãy nhâm nhi loại rau diếp xanh và giòn tan này cùng với bánh mì sandwich bổ dưỡng nhé.
Thành phần dinh dưỡng của rau xà lách
Rau xà lách, hay còn gọi là rau diếp, là một loại thực vật có kích thước nhỏ mọc quanh năm, sinh trưởng tốt ở vùng đất mùn và đất cát. Có khoảng 6 loại xà lách dựa trên cấu tạo ngọn và cấu trúc lá. Loại lá càng đắng thì càng giàu dưỡng chất như chất chống oxy hóa.
Những lợi ích sức khỏe của rau diếp chủ yếu đến từ hàm lượng dinh dưỡng của nó. Trong 100g xà lách chứa:
- Carbohydrate: 2,87 g
- Chất đạm: 1,36 g
- Tổng số chất béo: 0,15 g
- Chất xơ: 1,3 g
Ngoài ra, giá trị dinh dưỡng của xà lách xuất phát từ nguồn vitamin đa dạng. Loại rau này là nguồn cung cấp: Folate, Niacin, Axit pantothenic, Pyridoxine, Riboflavin, Thiamin, Vitamin A, Vitamin C, Vitamin E-alpha và Vitamin K
Hàm lượng chất điện giải và khoáng chất của rau diếp cũng rất ấn tượng. Xà lách chứa: Natri, Kali, Canxi, Đồng, Sắt,…
Rau xà lách bao nhiêu calo?
Với hàm lượng dinh dưỡng dồi dào, xà lách luôn có mặt trong các chế độ ăn dinh dưỡng và ăn kiêng. Ngoài ra, xà lách phổ biến trong thực đơn giảm cân là do lượng calo thấp. Trong 100g xà lách chỉ chứa 15 kcal.
9 Lợi ích rau xà lách mang lại cho sức khỏe
1. Tác dụng của rau xà lách: Giúp chống viêm
Nghiên cứu đã chứng minh xà lách có đặc tính chống viêm, và giúp kiểm soát tình trạng viêm nhiễm. Đây là một trong những tác dụng ít người biết của rau xà lách.
Trong các mô hình thử nghiệm, chất chiết xuất từ rau xà lách cho thấy khả năng kiểm soát đáng kể đối với chứng viêm gây ra bởi các chất xúc tác sinh học như lipoxygenase và carrageenan.
2. Công dụng của rau xà lách: Giảm mức cholesterol
Hàm lượng cholesterol cao có thể dẫn đến các bệnh tim mạch (CVD) và những nguy cơ bệnh tật khác. Mức cholesterol LDL cao có hại và có thể gây đau tim và đột quỵ.
Một số nghiên cứu cho thấy rau diếp có thể hỗ trợ giảm mức cholesterol LDL. Nghiên cứu này được thực hiện trên loài gặm nhấm để kiểm tra tác động của việc tiêu thụ xà lách đối với chất béo và cholesterol.
3. Tác dụng của rau xà lách: Cải thiện sức khỏe của xương
Vitamin K có trong rau xà lách có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của xương. Cung cấp đủ vitamin K cho cơ thể sẽ làm tăng mật độ xương bằng cách thúc đẩy hoạt động của tế bào tạo xương.
>> Gợi ý dành cho bạn: Rau xà lách xoong: Những lợi ích và Tác dụng phụ đối với trẻ em
4. Công dụng của rau xà lách: Tốt cho mắt và võng mạc
Rau xà lách có tác dụng gì? Lá xà lách, hay rau diếp là nguồn cung cấp vitamin A và chất beta carotene dồi dào. Chỉ 100g rau diếp có thể cung cấp tới 247% nhu cầu vitamin A và 4.443 µg nhu cầu beta carotene hàng ngày của cơ thể. Vitamin A cần thiết để duy trì các cơ và da khỏe mạnh.
Vitamin A trong rau xà lách có tác dụng bảo vệ và cải thiện sức khỏe của mắt. Vitamin A có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, xà lách còn giàu chất zeaxanthin, một loại carotenoid quan trọng trong bữa ăn hàng ngày. Chất này được cơ thể chọn lọc và thẩm thấu vào các điểm vàng của võng mạc. Tại đây, chất này sẽ cung cấp các chất chống oxy hóa và lọc các tia UV gây tổn hại võng mạc. Từ đó giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
5. Lợi ích của rau xà lách: Giàu chất chống oxy hóa
Được công bố trên tạp chí Ancient Science of Life Journal, nghiên cứu đã chỉ ra rằng rau diếp có chất chống oxy hóa. Các chất chống oxy hóa có khả năng loại bỏ gốc tự do đáng kể.
Chất chống oxy hóa hoạt động như rào cản đối với các gốc tự do, được tạo ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào. Trong thành phần của rau diếp với các chất chống oxy hóa flavonoid. Ăn nhiều rau củ quả giàu flavonoid như xà lách sẽ giúp bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi và ung thư vòm họng.
Vitamin C cũng là một chất chống oxy hóa mạnh. Là một loại thực phẩm giàu vitamin C, xà lách có công dụng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh và loại bỏ các gốc tự do độc hại gây viêm.
6. Rau diếp sạch chứa nhiều Folate
Ăn rau xà lách có tác dụng gì? Với hàm lượng folate và vitamin C dồi dào, bổ sung thêm xà lách trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp bạn nhận được những lợi ích tuyệt vời từ hại hoạt chất này.
Folate (vitamin B-9) là một thành phần của các hóa sinh trong quá trình chuyển hóa enzyme để tổng hợp DNA. Cụ thể, flote trong rau diếp sẽ giúp:
- Hình thành tế bào hồng cầu.
- Đảm bảo sự phát triển và chức năng của tế bào khỏe mạnh.
- Giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh về não (khiếm khuyết ống thần kinh) và cột sống.
>> Có thể bạn quan tâm: 9 lợi ích tuyệt vời của rau xà lách với bà bầu
7. Rau xà lách chứa nhiều khoáng chất
Với hàm lượng giàu có các chất khoáng có lợi cho sức khỏe như: sắt, canxi, magiê và kali… Ăn rau xà lách có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Chức năng của các khoáng chất có trong xà lách:
- Kali là một thành tố quan trọng của tế bào và dịch cơ thể. Kali trong rau diếp sẽ giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp.
- Magiê, một loại hóa sinh cho enzyme chống oxy hóa superoxide dismutase (SOD).
- Đồng và sắt, hai chất cần thiết trong quá trình hình thành và sản xuất hồng cầu.
8. Tác dụng của rau xà lách: Thực phẩm giàu chất xơ
Ăn rau xà lách có tác dụng gì? Trường Đại học Sức khỏe Công cộng Harvard khuyến cáo: phụ nữ trưởng thành nên hấp thụ hơn 20g chất xơ mỗi ngày, nam giới là 30g. Với 75g xà lách tươi có chứa 1,3g chất xơ. Có thể thấy, xà lách là nguồn cung cấp chất xơ lý tưởng mỗi ngày.
Chất xơ mạng lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Những lợi ích có thể kể đến:
- Hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng. Chất xơ làm cho bạn cảm thấy no nhanh hơn và lâu hơn. Nhờ vậy bạn có thể hạn chế hàm lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày.
- Tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường. Chất xơ đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và kiểm soát đường huyết.
- Tốt cho hệ tiêu hóa. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng có thể giúp chữa táo bón và tiêu chảy. Chất xơ cũng có thể giúp giảm cholesterol của bạn.
>> Mời bạn tham khảo thêm: Thực đơn tăng cơ giảm mỡ giàu dinh dưỡng cho nữ
9. Lợi ích của rau xà lách: Phòng tránh một số bệnh nguy hiểm
Thêm rau diếp vào món rau trộn hàng ngày sẽ giúp phòng tránh loãng xương, thiếu máu do thiếu sắt, các bệnh tim mạch, thoái hóa võng mạc (ARMD), Alzheimer và ung thư.
Xà lách còn hỗ trợ bệnh nhân bị Alzheimer bằng cách bảo vệ các nơ-ron thần kinh khỏi bị tổn thương.
Lưu ý khi ăn xà lách
Xà lách là một trong những loại thực phẩm an toàn cho hầu hết mọi người. Nó không chứa những chất gây dị ứng phổ biến. Ngoài ra, với hàm lượng calo khiêm tốn, không có nhiều rủi ro nếu bạn lỡ ăn quá nhiều rau diếp.
Tuy nhiên, đã có một số ghi nhận trường hợp rau xà lách bị nhiễm khuẩn E.coli. Nguyên nhân được cho là đền từ nguồn nước hoặc đất trồng bị ô nhiễm.
Thông thường rau xà lách thường được ăn sống, chính vì vậy hãy rửa thật kỹ rau của bạn. Bạn nên rửa xà lách dưới vòi nước chảy để các tạp chất (trứng gian, vi khuẩn, đất cát) trôi sạch. Sau đó, hãy ngâm xà lách 10 phút trong nước muối, và rửa lại với nước sạch để loại bỏ vi khuẩn và dư lượng thuốc trừ sâu.
Rau củ quả là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người để bổ sung các khoáng chất và chất xơ, đặc biệt là rau xà lách. Sau bài viết, Hello Bacsi hy vọng bạn biết rõ hơn về công dụng của xà lách và thêm yêu thích thực phẩm bổ dưỡng này.
[embed-health-tool-bmr]