Viêm cột sống dính khớp là tình trạng rất dễ gặp phải ở người trưởng thành. Nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời, nguy cơ biến dạng cột sống là rất cao.
Nguyên nhân gây viêm cột sống dính khớp là gì?
Cho đến nay, y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây viêm cột sống dính khớp. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra một mối liên hệ mạnh giữa di truyền và viêm cột sống dính khớp. Hầu hết những người có gen HLA-B27 đều có nguy cơ cao mắc phải viêm cột sống dính khớp.
Các triệu chứng
Bạn có thể bị viêm cột sống dính khớp nếu có những triệu chứng sau:
- Đau và cứng khớp: Bạn có thể cảm thấy cứng và đau khớp thắt lưng, cứng khớp mông và hông trong 3 tháng hoặc hơn. Viêm cột sống dính khớp thường bắt đầu ở các khớp cùng chậu, gặp nhiều ở phần thấp nhất của xương sống dính vào xương chậu của khung chậu ở đoạn thắt lưng. Trong một thời gian dài, cơn đau này phát triển và nghiêm trọng dần với tình trạng mất khả năng vận động;
- Dính xương: Dính xương xảy ra khi viêm cột sống dính khớp gây ra sự liên kết bất thường và phát triển quá mức của các xương. Ngoài ra, dính xương ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động hàng ngày của con người khi nó tác động đến xương ở cổ, lưng hoặc hông;
- Viêm phổi và để lại sẹo ở phổi, dẫn tới khó thở và ho;
- Đau trong các gân và dây chằng.
Bệnh này cũng ảnh hưởng đến các gân và dây chằng liên kết với xương. Điều này có thể dẫn đến cứng và đau ở gót chân.
Ngoài ra, viêm cột sống dính khớp cũng có thể gây sốt, ăn mất ngon, mệt mỏi, viêm mắt hoặc thậm chí là các vấn đề về tim. Điều này là do viêm cột sống dính khớp là một bệnh liên đới toàn thân, không chỉ ảnh hưởng đến khớp mà còn cả các bộ phận khác của cơ thể.
Chẩn đoán viêm cột sống dính khớp
Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên tình trạng của bạn, như:
- Các triệu chứng;
- Khám lâm sàng;
- Chụp X-quang lưng và xương chậu;
- Đo vòng ngực;
- Xét nghiệm.
Điều trị viêm cột sống dính khớp như thế nào?
Để giúp giảm bớt sự khó chịu, các phương pháp điều trị sau có thể giúp ích. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có phương pháp nào chữa khỏi bệnh này, chúng chỉ giảm đau và cứng khớp, duy trì tư thế và ngăn ngừa sự biến dạng.
- Vật lý trị liệu và trị liệu cơ năng: Đây là 2 cách quan trọng để duy trì chức năng và giảm nguy cơ biến dạng;
- Tập thể dục: Một số bài tập hít thở sâu như bơi lội là sự lựa chọn tốt cho bệnh nhân bị viêm cột sống dính khớp. Nó góp phần làm giảm độ cứng, tăng cường cơ và ngăn ngừa nguy cơ tàn tật;
- Thuốc men: Bác sĩ sẽ cho thuốc theo toa như thuốc kháng viêm không steroid (NSADIs) – Meloxicam, thuốc chống thấp khớp hạ giảm bệnh (DMARDs), thuốc sinh học hoặc thuốc chống trầm cảm.
- Phẫu thuật: Trong trường hợp bệnh nhân có bệnh khớp tiến triển nặng hơn, ảnh hưởng đến hông hoặc đầu gối, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật thay khớp nhân tạo.
Vận động hợp lý và dùng thuốc là cách hiệu quả để ngăn ngừa những cơn đau gây ra ở bệnh nhân viêm cột sống dính khớp. Bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn và chọn lựa cách điều trị phù hợp nhất.
hanh thiếu niên là đối tượng có nguy cơ cao mắc phải viêm cột sống dính khớp. Điều đáng lo ngại là hiện y học vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa trị dứt điểm.
Viêm cột sống dính khớp gây đau nhức và cản trở rất nhiều đến cuộc sống của người trưởng thành. Tuy chưa có biện pháp chữa trị, nhưng các bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân giảm đau và hạn chế tình trạng biến dạng cột sống.
Viêm cột sống dính khớp là gì?
Đây là một dạng viêm khớp đặc biệt xảy ra ở cột sống. Những người mắc phải tình trạng này sẽ cảm thấy đau đớn và cứng khớp từ cổ đến vùng thắt lưng. Nguyên nhân do các đốt sống (xương cột sống) dính lại với nhau, khiến cột sống bị đơ cứng, ảnh hưởng đến tư thế toàn thân.
Số liệu thống kê về viêm cột sống dính khớp
Khoảng 0,1% đến 0,5% người trưởng thành trên toàn thế giới mắc chứng viêm này. Mặc dù viêm cột sống dính khớp có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, ở mọi lứa tuổi và giới tính, nhưng thường gặp nhất là ở thanh thiếu niên. Phụ nữ ít gặp bệnh này và ít bị nặng như nam giới.
Điều cần biết về bệnh
Nguyên nhân gây bệnh là gì?
Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được giải thích một cách chính xác. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng di truyền và các yếu tố môi trường có liên quan đến vấn đề này. Yếu tố kháng nguyên HLA-B27 có nguy cơ cao là yếu tố dẫn đến viêm cột sống dính khớp. Mặc dù vậy, trong khi đa số các trường hợp viêm cột sống dính khớp có biểu hiện di truyền thì rất ít người có loại gen trên mắc phải tình trạng này.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm cột sống dính khớp là gì?
- Biểu hiện đau và cứng khớp dai dẳng ở phần thắt lưng thấp, mông và hông;
- Xương dính ở cổ, lưng hoặc hông do tăng trưởng xương quá mức. Các xương sườn và xương sống dính lại với nhau làm ảnh hưởng đến khả năng mở rộng lồng ngực của bạn khi hít thở;
- Đau dây chằng hoặc đau gân;
- Vì viêm cột sống dính khớp là một bệnh liên đới toàn thân nên các triệu chứng của nó cũng sẽ xuất hiện ở các bộ phận khác của cơ thể. Những người mắc phải tình trạng này có nguy cơ bị sốt, mệt mỏi, chán ăn, nhiễm trùng mắt, thậm chí nhiều bệnh lý khác ở phổi và tim.
Làm thế nào để chẩn đoán viêm cột sống dính khớp?
Để chẩn đoán viêm cột sống dính khớp, bác sĩ sẽ xem xét một số yếu tố, bao gồm:
- Triệu chứng;
- Khám lâm sàng;
- X-quang;
- Đo sự nở rộng ngực;
- Kết quả xét nghiệm.
Làm thế nào để điều trị viêm cột sống dính khớp?
Cho đến nay, không có phương pháp chữa trị nào đối với viêm cột sống dính khớp. Mục tiêu điều trị chỉ là giảm đau và sự khó chịu, cải thiện chức năng và hạn chế sự biến dạng.
Thuốc được sử dụng để kiểm soát cơn đau và sự khó chịu. Các bác sĩ thường khuyên dùng các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) như Meloxicam để làm giảm viêm, cứng khớp và đau. Các bài tập và phương pháp vật lý trị liệu được chứng minh là hữu ích trong việc kiểm soát viêm cột sống dính khớp. Đối với những bệnh nhân viêm cột sống dính khớp ở giai đoạn nặng, các bác sĩ sẽ yêu cầu làm phẫu thuật.
Những bác sĩ chuyên khoa nào giúp điều trị viêm cột sống dính khớp?
Bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp sẽ là người đưa ra những chẩn đoán chính xác hơn vì họ được đào tạo chuyên môn sâu về vấn đề viêm cột sống dính khớp và các tình trạng liên quan. Tuy nhiên, do viêm cột sống dính khớp có thể gây ảnh hưởng đến một vài nơi của cơ thể, nên bệnh nhân cần thăm khám các bác sĩ khác nhau, ví dụ như bác sĩ nhãn khoa, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, bác sĩ vật lý trị liệu hay nhà vật lý trị liệu.
Bản thân người mắc viêm cột sống dính khớp
Nếu được chẩn đoán viêm cột sống dính khớp, bạn nên tránh hút thuốc lá vì chúng có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, bạn nên ngủ trên một chiếc nệm giúp nâng đỡ phần cột sống. Không gối đầu quá cao vì nguy cơ dính khớp ở cổ tại vị trí uốn cong.
Tương tự như vậy, đừng đè chân lên gối. Đồ đạc của bạn nên được thiết kế khoa học để tránh tình trạng bạn phải thường xuyên cúi gập người xuống để lấy đồ.