Tất tần tật về cấu trúc Be willing to, Willingness: Cách dùng và bài tập

Cấu trúc Willing to, willingness trong Tiếng Anh thường được dùng để diễn tả ý nghĩa sẵn sàng, bằng lòng làm gì đó.

Trong bài viết này, IELTS LangGo sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết Willing nghĩa là gì, cách sử dụng cấu trúc Be willing ra sao và một số cấu trúc đồng nghĩa với Willing thông dụng trong tiếng Anh nhé! Let’s get started.

Willing nghĩa là gì? Cách dùng cấu trúc Willing trong Tiếng Anh

Willing nghĩa là gì? Cách dùng cấu trúc Willing trong Tiếng Anh

1. Willing nghĩa là gì?

Willing là một tính từ rất quen thuộc trong Tiếng Anh và thường được dùng trong cấu trúc Be willing to.

Theo từ điển Oxford Learners Dictionaries, Willing có thể được hiểu với 2 ý nghĩa chính sau đây:

Willing có nghĩa là không phản đối hoặc không có lý do để không làm điều gì đó.

Ví dụ:

Willing còn có nghĩa là sẵn sàng hoặc nhiệt tình giúp đỡ ai đó mà không cần phải thuyết phục. Với ý nghĩa này tính từ Willing thường được dùng trước 1 danh từ.

Ví dụ:

2. Cách sử dụng cấu trúc Willing to trong Tiếng Anh

Sau khi đã hiểu rõ Willing nghĩa là gì, IELTS LangGo sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết công thức và cách sử dụng cấu trúc Willing ngay sau đây.

Nắm vững công thức và cách dùng cấu trúc Be willing to

Nắm vững công thức và cách dùng cấu trúc Be willing to

Cấu trúc Willing được dùng để thể hiện sự bằng lòng hoặc sẵn sàng làm một điều gì đó

Công thức:

S + be willing to + V-inf

Lưu ý: Động từ theo sau cấu trúc be Willing to luôn chia ở dạng nguyên thể.

Ví dụ:

Willing được dùng trước danh từ với ý nghĩa là sẵn sàng, tự nguyện giúp đỡ mà không cần phải thuyết phục

Công thức:

willing + N (Danh từ)

Ví dụ:

Một số cấu trúc mở rộng khác

Cách dùng Willingness

Danh từ willingness có nghĩa là sự bằng lòng, sẵn sàng, thường được dùng với công thức sau:

S + show/demonstrate/express/prove + one’s + willingness to + V-inf

Ai đó thể hiện sự bằng lòng, sẵn sàng làm gì

Ví dụ:

Cách dùng Willingly

Willing có trạng từ là willingly có nghĩa là “Sẵn sàng và hào hứng làm gì đó” đóng vai trò bổ nghĩa cho động từ. Công thức:

S + willingly + V + O

Ví dụ:

3. Các cấu trúc tương đương với Be willing to

Có 2 cấu trúc tương đương với Willing to phổ biến, cùng diễn đạt ý nghĩa là sẵn sàng làm gì. Ý nghĩa và sắc thái sẽ có đôi chút khác nhau nhưng bạn có thể sử dụng tương đương nhau trong hầu hết các trường hợp. Cụ thể:

✅ Be ready to: mang nghĩa “sẵn sàng, sẵn lòng làm điều gì đó.” hoặc "ở trong trạng thái sẵn sàng"

Cấu trúc: S + be (not) ready + to V

Ví dụ:

? I'm ready to go shopping with you = I am willing to go shopping with you.

? She is not ready for giving you the answer. Give her more time to think about it! = She is not willing to give you the answer. Give her more time to think about it!

✅ Be prepared to: mang nghĩa “vui lòng, sẵn sàng làm điều gì”, "đã chuẩn bị xong để làm gì đó",...

Cấu trúc: S + be (not) prepared + to V

Ví dụ:

? Let's go, I'm prepared to start the competition right now. = Let's go, I'm willing to start the competition right now.

4. Một số từ đồng nghĩa với Willing

Để tránh lỗi lặp từ và đa dạng hóa cách diễn đạt, các bạn hãy học ngay một số từ đồng nghĩa với Willing nhé!

Bật mí các từ đồng nghĩa với Willing

Bật mí các từ đồng nghĩa với Willing

ready /ˈredi/: sẵn sàng làm gì đó

Ví dụ: Our army is ready to fight against enemy. (Đội quân của chúng tôi sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù.)

interested /ˈɪntrestɪd/: có hứng thú làm điều gì

Ví dụ: Anyone interested in this singing competition should fill in the form as soon as possible. (Ai có hứng thú tham gia cuộc thi hát này nên điền đơn đăng ký càng sớm càng tốt.)

inclined /ɪnˈklaɪnd/: có thiên hướng, khả năng làm gì

Ví dụ: She will be more inclined to have a close talk with you if you promise to keep her secret. (Cô ấy sẽ có khả năng chia sẻ sâu với cậu nếu cậu hứa giữ bí mật của cô ấy.)

amenable /əˈmenəbl/: dễ bảo, vâng lời

Ví dụ: Our new neighbors have got two smart and amenable children. (Hàng xóm mới nhà chúng tôi có hai đứa con thông minh và dễ bảo.)

obliging /əˈblaɪdʒɪŋ/: ân cần, hay giúp đỡ

Ví dụ: No sooner had he been promoted General manager when he turned out to be obliging to everyone. (Anh ta vừa được thăng chức lên Tổng giám đốc liền tỏ ra rất hay giúp đỡ mọi người.)

yielding: hay nhân nhượng, dễ tính

Ví dụ: My best friend is such a yielding person that she could change her normal behavior if necessary. (Bạn thân tôi là một người dễ tính đến mức cô ấy có thể thay đổi hành vi ứng xử bình thường nếu cần thiết.)

5. Idioms hay với Willing trong Tiếng Anh

Bên cạnh những cách sử dụng phổ thông trên, tính từ Willing còn được người bản xứ sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày với các idioms như sau:

God willing (Nếu trời phù hộ): Dùng khi bạn cầu mong mọi việc sẽ xảy ra đúng như theo kế hoạch và không gặp bất cứ cản trở, khó khăn nào.

Ví dụ: Your professor will be back next year, God willing! (Giáo sư của các em sẽ quay trở lại vào năm sau, nếu trời phù hộ.)

Ready, willing and able: Sẵn lòng và có khả năng thực hiện công việc nào đó

Ví dụ: Are you ready, willing and able to work night shifts in this month? (Các bạn đã sẵn sàng làm việc ca đêm trong tháng này chưa?)

The spirit is willing (but the flesh is weak): (mang tính hài hước) Dùng để nói về ý định làm những điều tốt nhưng lại quá lười biếng và bận rộn để làm nó.

Ví dụ:

A: Why haven’t you started a charity for disadvantaged children this year? You have always been dreaming about it. (Tại sao cậu không gây quỹ từ thiện cho trẻ em khó khăn trong năm nay đi? Cậu luôn mơ ước được làm điều này mà.)

B: The spirit is willing, but the flesh is weak.

6. Phân biệt cấu trúc Be Willing to và Want to

Một số bạn cho rằng 2 cấu trúc Be Willing toWant to có ý nghĩa giống nhau và có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên, điều này không chính xác bởi 2 cấu trúc này diễn tả 2 sắc thái ý nghĩa khác nhau. Xét ví dụ sau:

‘What do you want to do when you graduate?’

1. I want to be an English teacher.

2. I’m willing to an English teacher.

Chỉ 2 câu đơn giản đã giúp bạn mường tượng ra sự khác nhau rồi đúng không? Câu 1 là cách trả lời đúng cho câu hỏi được đặt ra, còn câu thứ 2 có 1 ý nghĩa khác.

Be Willing to và Want to khác nhau về sắc thái ý nghĩa

Be Willing to và Want to khác nhau về sắc thái ý nghĩa

Cấu trúc Willing

Chúng ta sử dụng Be Willing to để diễn tả sự bằng lòng làm một điều gì đó mà bạn có thể phải hy sinh hoặc chấp nhận rủi ro. Nó thường xuất phát từ một số lý do như:

Ví dụ: Louis is willing to go to a piano show with his girlfriend who absolutely worships Wolfgang Mozart. (Louis sẵn lòng đến buổi âm nhạc piano với bạn gái anh ta, người hoàn toàn tôn thờ Wolfgang Mozart.)

Cấu trúc Want to

Khác với cấu trúc Willing, cấu trúc Want to được sử dụng khi chúng ta chủ động muốn làm gì đó vì nó có lợi cho chính bản thân bạn, không phụ thuộc vào bất cứ lý do khách quan nào.

Ví dụ: I want to go to the University of Pennsylvania because only there can I gain Communications knowledge from the best professors in the world. (Tôi muốn học Đại học Pennsylvania bởi đó là nơi duy nhất tôi có thể lấy kiến thức về ngành Truyền thông từ những giáo sư giỏi nhất thế giới.)

Qua bài học này, IELTS LangGo hy vọng đã truyền tải đầy đủ những kiến thức cần nắm về cấu trúc Willing đến bạn, bao gồm ý nghĩa, cách sử dụng và một số từ đồng nghĩa với willing, cũng như phân biệt Be Willing to và Want to.

Các bạn có thể đọc thêm nhiều bài viết bổ ích khác để trau dồi kiến thức ngữ pháp cũng như cải thiện trình độ Tiếng Anh nói chung nhé!

Link nội dung: https://myphamsakura.edu.vn/willing-to-la-gi-a72756.html